định vị sản phẩm là gì

Định vị sản phẩm là gì? Xây dựng chiến lược định vị hiệu quả nhất

seo Digital Marketing

Nắm rõ khái niệm, các bước định vị sản phẩm là gì, tầm quan trọng của nó, bạn sẽ xây dựng được chiến lược định vị tốt hơn, góp phần phát triển doanh nghiệp hiệu quả.

Trong Marketing, định vị sản phẩm được đánh giá là cuộc chiến cam go, là chiến trường vô cùng khốc liệt. Trong bài viết, Navee Academy sẽ giải thích định vị sản phẩm là gì. Đồng thời, mình cũng chia sẻ các loại định vị sản phẩm cùng 5 bước xây dựng chiến lược định vị hiệu quả.

1. Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm trong tiếng Anh là Product Positioning. Đây là công việc thiết kế, tạo ra sản phẩm sở hữu những đặc điểm độc đáo. Chúng có hình ảnh riêng biệt trong tâm trí khách hàng, nổi bật so với những sản phẩm khác của các đối thủ cạnh tranh.

Product Positioning nên dựa trên những nhóm khách hàng mục tiêu và lợi ích sản phẩm. Nó giữ vai trò rất quan trọng đối với kế hoạch tiếp thị lâu dài của doanh nghiệp. 

2. Tại sao cần định vị sản phẩm?

Trong cuộc chiến Marketing, mọi doanh nghiệp đều cần định vị sản phẩm để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển tốt hơn. Định vị sản phẩm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Product Positioning giúp đặc tính sản phẩm khác biệt, độc đáo hơn trên thị trường cạnh tranh.
  • Hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy, uy tín hơn thông qua việc định vị, đồng thời thu hút được các nhân viên có năng lực, thân thiện.
  • Định vị giúp xác định được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về giá thành, chất lượng sản phẩm, khả năng chăm sóc khách hàng so với đối thủ.
Tại sao cần định vị sản phẩm?
Định vị tốt sẽ giúp mang đến sự khác biệt cho sản phẩm

3. Các loại định vị sản phẩm trong Marketing

Hiện có nhiều loại định vị khác nhau có thể bạn chưa nắm rõ hết. Vì vậy tiếp theo sau đây, hãy cùng Navee Academy tìm hiểu các loại định vị sản phẩm là gì.

3.1 Định vị theo giá

Tùy vào chiến lược công ty, bạn có thể định vị sản phẩm theo hai hướng: Giá rẻ nhất hoặc cao nhất trên thị trường. 

Trong trường hợp bạn muốn xây dựng thương hiệu cao cấp, sang trọng, việc định giá cao trên thị trường là điều dễ hiểu. Còn nếu thực hiện định vị giá rẻ nhất, doanh nghiệp cần có lợi thế về mức chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cần xác định sẽ thâm nhập thị trường mới, chiếm thị phần của đối thủ với sản phẩm giá tốt.

3.2 Định vị theo lợi thế cạnh tranh

Để thực hiện loại định vị này, bạn cần tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp mình so với đối thủ cạnh tranh. Thông thường, loại định vị này dựa vào lợi ích nổi bật nhất sản phẩm, hay lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, sản phẩm đã có mặt trên thị trường.

Các loại định vị sản phẩm
Xác định lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm tốt hơn

Chẳng hạn Mercedes định vị sang trọng, Volvo định vị lợi ích nổi bật của sản phẩm là an toàn,…

3.3 Định vị theo đặc tính sản phẩm

Đây là loại định vị xây dựng hình ảnh độc đáo, khác biệt cho thương hiệu dựa trên đặc tính sản phẩm. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần thấu hiểu nhu cầu khách hàng mục tiêu, mong đợi về lợi ích sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng phải nhận biết nhận thức của họ về các đặc tính này trên các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ các đặc tính phòng ngừa sâu răng, thơm miệng, trắng răng,… đối với kem đánh răng. Hay tính năng về kiểu dáng sang trọng, tiết kiệm xăng, độ bền,… đối với xe máy,… 

3.4 Định vị theo đối thủ cạnh tranh

Hình thức dựa trên đối thủ cạnh tranh để định vị sản phẩm là gì? Bạn cần hiểu rằng doanh nghiệp cần sở hữu những năng lực vượt trội nào đó để định vị sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh. Có như vậy, doanh nghiệp bạn mới có thể đối đầu, chiến thắng sản phẩm của các đối thủ. Doanh nghiệp có thể lấy vị trí sản phẩm của đối thủ cạnh tranh làm thước đo để định vị sản phẩm ở vị trí cao hoặc thấp hơn.

3.5 Định vị theo phân khúc khách hàng

Loại định vị này giúp thương hiệu và khách hàng gần gũi nhau hơn. Bởi nó xuất phát từ việc nghiên cứu nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể. Ví dụ hãng Ferrari hướng vào những khách hàng yêu thể thao. Định vị của sản phẩm cũng khác với hãng BMW cạnh tranh vốn tập trung sản phẩm hướng đến các thương nhân thành đạt.

Định vị theo phân khúc khách hàng
Marketer cần xác định chính xác, hiểu rõ các phân khúc khách hàng

Doanh nghiệp cần am hiểu các phân khúc khách hàng mới có thể vận dụng phương thức này thành công.

4. Các chiến lược định vị 

Bạn có thể tham khảo 4 chiến lược định vị sau:

  • More For More: Thường gắn liền những thị trường có kinh tế phát triển, khách hàng mục tiêu giàu có, thành công. Chiến lược này dành cho doanh nghiệp quyết định cung cấp sản phẩm có giá thành và chất lượng cao hơn đối thủ.
  • More For The Same: Là lựa chọn hoàn hảo khi thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm có chất lượng cao hơn nhưng giá lại ngang bằng đối thủ.
  • More For Less: Đây là chiến lược dành cho doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, có thể đưa ra sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp hơn nhiều so với đối thủ. Tuy nhiên doanh nghiệp không nên thực hiện trong dài hạn bởi doanh thu thấp, chi phí cao dễ thua lỗ.
  • Less For Much Less: Phù hợp với doanh nghiệp hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu có thu nhập không được cao. Doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm có giá thành và chất lượng đều thấp hơn sản phẩm của đối thủ.
 Các chiến lược định vị sản phẩm
Tùy mục tiêu, doanh nghiệp có thể chọn chiến lược định vị phù hợp

5. 5 Bước định vị sản phẩm hiệu quả

Cuối cùng, mình sẽ hướng dẫn các bạn 5 bước định vị sản phẩm là gì nhé! Với 5 bước này, bạn có thể áp dụng vào thực tế cho công việc của mình một cách hiệu quả, bài bản hơn.

5.1 Xác định đúng chân dung khách hàng

Bước này giúp doanh nghiệp hiểu nhu cầu khách hàng chính xác hơn và xác định được những tiêu chí định vị sản phẩm. Bạn có thể dùng công thức 5W, trả lời các câu hỏi sau để xác định chân dung của khách hàng mục tiêu:

  • Ai là người mua sản phẩm, họ ảnh hưởng tới quyết định mua hàng như thế nào? – Who.
  • Sản phẩm muốn mua và lợi ích họ tìm kiếm từ sản phẩm là gì? – What.
  • Lý do họ muốn mua sản phẩm? – Why.
  • Khách hàng sống ở đâu, thuộc tầng lớp gì, họ sẽ mua hàng ở nơi nào? – Where.
  • Khi nào, dịp nào khách hàng sẽ mua sản phẩm? – When
5 Bước định vị sản phẩm hiệu quả
Doanh nghiệp cần xác định chính xác chân dung khách hàng

5.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bạn cần nghiên cứu cặn kẽ những điểm mạnh, hạn chế của đối thủ cạnh tranh. Thông qua đó, doanh nghiệp bạn có thể xây dựng “cá tính” thương hiệu mới lạ, đặc biệt, tăng lợi thế cạnh tranh.

5.3 Xác định đặc tính sản phẩm

Doanh nghiệp cần lưu tâm, xác định cả thuộc tính bên trong (tính năng, mùi hương, hương vị,…) và bên ngoài ( bao bì, màu sắc, nhãn mác, Logo,…) của sản phẩm, đưa ra những thuộc tính quan trọng, độc đáo nhất để tạo khác biệt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm các khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng, bảo hành.

5.4 Lập bản đồ định vị

5 Bước định vị sản phẩm hiệu quả
Bạn cần đưa ra bản đồ định vị riêng cho doanh nghiệp của mình

Doanh nghiệp cần lập bản đồ định vị, sau đó đặt sản phẩm tại vị trí phù hợp nhất. Để thực hiện bước này, bạn xác định những vấn đề sau:

  • Khả năng tài chính, nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Vị trí hiện tại và vị trí mong muốn của sản phẩm trên bản đồ.
  • Những chiến thuật cần dùng, thời gian cần thực hiện để sản phẩm đạt được vị trí mong muốn.
  • Vị trí đang đứng của đối thủ trên bản đồ.

5.5 Đưa ra chiến lược định vị

Cuối cùng, các Marketer tìm lợi thế cạnh tranh, tìm cách để lại ấn tượng đối với khách hàng cho sản phẩm, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Qua đó, bạn có thể xây dựng định vị sản phẩm hiệu quả.


Navee Academy mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu định vị sản phẩm là gì. Nhìn chung, định vị sản phẩm là công việc vô cùng rất quan trọng, thậm chí quyết định đến sự thành công của chiến lược tiếp thị tổng thể. Do đó, doanh nghiệp cần thận trọng và quan tâm đến từng bước trong chiến lược định vị.