Thông qua Internet và các mạng xã hội (Social Media), con người có thể giao tiếp từ xa, đến gần nhau hơn và tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn. Đây cũng là môi trường tuyệt vời để doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm, giao tiếp dễ dàng hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu. Và doanh nghiệp có thể thực hiện việc này thông qua Social Media Marketing. Nó giúp bạn tiếp cận, thu hút khách hàng một cách tốt nhất.
Trong bài viết hôm nay, Navee Academy sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Social Marketing. Cùng khám phá ngay nhé!
Theo Wikipedia, phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) là những công nghệ cho phép tương tác qua máy tính. Qua đó, chúng ta có thể sáng tạo, chia sẻ ý tưởng, thông tin, sở thích,… thông qua cộng đồng và mạng ảo.
Social Media Marketing còn được gọi hay tạm dịch là tiếp thị trên mạng xã hội. Thuật ngữ này dùng để chỉ các hoạt động tiếp thị được thực hiện trên các kênh mạng xã hội (Social). Mục tiêu của các hoạt động này nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Đó có thể là gia tăng nhận thức của người dùng về sản phẩm/dịch vụ, tăng lượt tương tác với người dùng, thúc đẩy hành vi mua hàng,…
Đối với chiến lược truyền thông, Social Media đóng vai trò rất quan trọng. Social Media giúp bạn kết nối với khán giả, tạo tương tác hai chiều dễ dàng dù họ đang ở bất kỳ đâu. Nhờ tiếp thị trên mạng xã hội, bạn có thể tăng lượt bình luận, lượt thích, nhận xét, bình luận,… của người dùng. Hơn thế nữa, khách hàng có thể cảm thấy gắn kết hơn với thương hiệu, sản phẩm thông qua những nội dung bạn chia sẻ.
Bên cạnh đó, Social Media Marketing còn giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu. Những khách hàng thích thương hiệu cũng sẽ gia tăng lòng trung thành. Chưa dừng lại ở đó, tiếp thị trên mạng xã hội còn giúp tăng Traffic cho trang Web. Nhờ các Backlink từ bài đăng, hồ sơ cá nhân trên Social Media, Website của bạn có thể nhận thêm lượt truy cập từ những người quan tâm. Tiếp thị trên mạng xã hội còn thúc đẩy bán hàng cực hiệu quả và thể hiện văn hóa công ty giúp thu hút nhân tài.
Bạn có thể điểm qua một số loại hình Social Media phổ biến bên dưới:
Quy trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing về cơ bản gồm 6 bước mình đề cập bên dưới. Tùy vào tình hình cụ thể, định hướng riêng của doanh nghiệp, bạn có thể có những bước chi tiết, nghiên cứu sâu hơn.
Bạn cần nghiên cứu, đặt mục tiêu rõ ràng cụ thể ngay từ đầu. Có như vậy, bạn mới có thể có định hướng, theo sát chiến lược từ đầu nhằm hướng đến mục tiêu với kết quả tốt nhất. Bạn nên tập trung vào những nhóm đối tượng đã được xác định rõ ràng, các vấn đề cụ thể, hoặc tập trung vào những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
Một số mục tiêu các Marketers thường hướng tới như:
Việc xác định đúng, hiểu biết về khách hàng mục tiêu vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn tăng khả năng kết nối hiệu quả, thuyết phục được họ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuẩn bị nội dung, công cụ, kênh truyền tải phù hợp để truyền tải thông điệp ý nghĩa đến đúng khách hàng, đúng thời điểm.
Cụ thể, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai (công việc, giới tính, tuổi, thu nhập, nơi ở,…), họ quan tâm những gì mà bạn có thể cung cấp,…
Social Media Marketing muốn hiệu quả đòi hỏi bạn phải lựa chọn được nền tảng mạng xã hội phù hợp để tiếp thị. Bạn nên sử dụng đa dạng các kênh Social Media, không nên dùng một nền tảng duy nhất. Hãy xem xét khách hàng của bạn thường hoạt động trên những nền tảng nào, sau đó có kế hoạch tham gia kết nối với họ.
Bạn cũng cần lưu ý rằng mỗi nền tảng Social Media đều có thuật toán, cách hoạt động khác nhau. Người dùng thường sử dụng các trang mạng xã hội cho các mục đích riêng biệt. Do đó, bạn cũng cần tìm hiểu rõ về các kênh Social Media này để có có chiến lược phù hợp. Chẳng hạn các tương tác B2B thường diễn ra trên Linkedin. Trong khi đó, Instagram và Facebook phù hợp hơn với tương tác B2C.
Sau các bước trên, việc tiếp tục bạn cần làm là xây dựng kế hoạch với các KPI cụ thể. Ví dụ, bạn lên kế hoạch sản xuất nội dung, quảng cáo để tăng 500 lượt người theo dõi Page trong khoảng thời gian 90 ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý KPI đặt ra cần hợp lý, có thể hoàn thành chứ không viển vông. Bạn có thể tham khảo cách đặt KPI theo mô hình S.M.A.R.T
KPI rõ ràng sẽ giúp bạn theo sát, quản lý tốt hơn kế hoạch của mình, góp phần mang lại kết quả tốt nhất có thể.
Những nội dung bạn sáng tạo cần thu hút, có giá trị với người dùng. Thứ tiếp xúc đầu tiên với người tiêu dùng khi họ tìm kiếm thông tin chính là Content (gồm dạng chữ, hình ảnh, Video,…). Thông qua đó, họ có thể có hứng thú tìm hiểu và xem xét đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xây dựng cộng đồng người tiêu dùng riêng. Trên đó, bạn tạo các nội dung riêng biệt cho nhóm đối tượng này, quản lý chặt chẽ nội dung. Việc này nhằm tạo ra Content chất lượng, nâng cao hiệu quả tiếp thị, hướng đến tạo niềm tin, nâng cao tương tác và tạo cộng đồng riêng.
Việc đo lường đóng vai trò quan trọng đối với việc xác định hiệu quả chiến dịch, kiểm tra xem những gì đang hoặc không hoạt động. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tìm hiểu rõ dữ liệu mình cần đo lường, cần sử dụng công cụ, cách thức nào để đo lường. Tránh thu thập thông tin không cần thiết vì sẽ khiến bạn mất thời gian, công sức.
Đo lường dữ liệu vô cùng hữu ích trong việc cải thiện và tối ưu chiến lược, phân bổ ngân sách một cách hiệu quả hơn.
Hiện nay có rất nhiều kênh Social Media với tầm ảnh không hề nhỏ đến người dùng. “Vùng đất màu mỡ” này là nơi mà hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tiếp cận và khai thác. Chính vì thế, Social Media Marketing ra đời nhằm tối ưu hóa khả năng tiếp cận, tương tác người dùng cho nhiều doanh nghiệp. Áp dụng ngay hình thức tiếp thị này để gặt hái thêm nhiều thành công cho việc Marketing và bán hàng của mình các bạn nhé!
Nghề nghiệp *CEOGiám đốc Kinh doanhGiám đốc MarketingTrưởng phòng Kinh doanhTrưởng phòng MarketingNhân viên Kinh doanhNhân viên MarketingSinh viên
Khóa học Facebook Marketing