Meta description là gì

Meta description là gì? Cách tối ưu chuẩn SEO tăng CTR, từ khóa

seo SEO

Tất cả những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về Meta description là gì, hãy theo dõi cùng Navee Academy để nắm được cách viết Meta description tối ưu nhất nhé.

1. Meta description là gì?

Vậy Meta description là gì? Đây là một đoạn tóm tắt nội dung của một bài viết trên website có tối đa 155 ký tự, chúng chứa đựng từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. 

Do đó, khi viết mô tả đoạn meta, bạn nên viết xúc tích ngắn gọn và bao hàm nội dung chính của cả bài viết, chúng sẽ hiển thị ngay trong kết quả tìm kiếm. Vì vậy, cần tối ưu Meta description để gia tăng lượng truy cập của website bạn.

Meta description là gì
Meta description là gì?

Theo website Navee, thẻ Meta Description có vị trí bên dưới tiêu đề chính của trang, chúng giúp người dùng hiểu rõ về website truy cập và hỗ trợ tìm kiếm kết quả phù hợp.

Chính vì vậy, Meta description rất quan trọng đối với SEO Onpage và các SEOer mới cần lưu ý những điều kiện này để gia tăng tỷ lệ lượt nhấp (CTR)  ghé thăm website và điều này là yếu tố tác động đến thứ hạng từ khóa trên Google.

Vậy khi đã hiểu Meta description là gì, biết được tầm quan trọng của chúng đối với 1 bài viết SEO. Cùng Navee theo dõi tiếp những tác dụng của thẻ meta đối với dịch vụ SEO từ khóa.

2. Meta description có tác dụng gì trong SEO

Như đề cập ở trên, meta description có các chức năng tiêu biểu như:

  • Tóm tắt nội dung quan trọng của bài viết.
  • Được xem như một đoạn quảng cáo ngắn về bài viết giúp người tiếp cận vào website, thậm chí là mạng xã hội (Facebook,Twitter,…) và các sàn thương mại điện tử
  • Đối với những từ khó có lượt cạnh tranh cao, nếu bạn tối ưu được cách viết thẻ meta chuẩn SEO thì đây sẽ là điều kiện giúp trang web bạn đến gần với người dùng hơn.
  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang để xếp hạng tốt hơn.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng
Meta description có tác dụng gì trong SEO

Do đó, khi nắm được khái niệm Meta description là gì, bạn phải biết được cách viết thẻ meta như thế nào là chuẩn SEO, tất cả sẽ được Navee hướng dẫn ngay sau đây.

3. Meta description chuẩn SEO là như thế nào?

Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn xác định đượ đâu là một Meta description chuẩn.

3.1 Có chứa từ khóa

Sự xuất hiện của từ khóa chính giúp Google và người dùng nhận biết chủ đề nhanh và rõ ràng.  Nếu từ khóa tìm kiếm khớp với cụm từ trong mô tả meta, Google sẽ có xu hướng bôi đậm từ khóa đó trên trang kết quả tìm kiếm, tạo sự thu hút người dùng.

Điều kiện để Meta description đúng chuẩn SEO
Điều kiện để Meta description đúng chuẩn SEO

Đây là một cách để viết chuẩn SEO cho website nếu bạn nắm được hành vi tìm kiếm của khách hàng, từ đó, đưa ra những bộ từ khóa liên quan làm tăng lượt nhấp và giúp tăng thứ hạng từ khóa trên Google.

3.2 Độ dài phù hợp

Như đã đề cập ở trên, các bài viết có thẻ meta đều ngắn tối đa khoảng 155 – 160 ký tự để tóm tắt hoặc giới thiệu nội dung chính của cả bài viết. Tất cả thông tin quan trọng phải nằm trong đoạn meta description – một thẻ HTML.

Nói cụ thể hơn, cách viết chuẩn SEO để tối ưu các thẻ meta là bạn cần miêu tả thông tin đủ dài để người dùng có thể hiểu nội dung bạn muốn truyền đạt. Vì vậy, để ngắn gọn và xúc tích nhất thì nên mô tả ngắn gọn tối thiểu 160 ký tự. 

Đây là lý do vì sao việc tối ưu các thẻ meta description lại trở nên cực kỳ quan trọng đối với SEO Onpage. Chúng chính là mục đích chính để người dùng trên google nhấp vào liên kết của bạn.

Tuy nhiên, trên thực tế, Google không đánh giá thứ hạng từ khóa dựa trên thẻ meta description mà chúng dựa vào các thuật toán xếp hạng và bạn có thể đo lường cụ thể nhất dựa vào tỷ lệ nhấp chuột (CTR) để đánh giá website trên Google.

Nếu bài viết của bạn có nhiều lượt tìm kiếm và nhấp vào website thì Google sẽ nhận thấy đây là trang web uy tín và được đánh giá tốt. Điều này giúp tăng thứ hạng từ khóa và đẩy vị trí xếp hạng cao hơn. 

Điều này cho thấy tầm quan trọng của thẻ meta description và nó giúp cho trang web bạn được Google đánh giá tốt, tăng lượt truy cập và vị trí xếp hạng. Vậy khi hiểu Meta description là gì, bạn có thể thấy chúng không hề thua kém title bài viết đúng không?  

3.3 Không trùng lặp với thẻ Meta

Bạn tưởng tượng nếu như có 2 bài viết lại có thẻ meta description trùng nhau thì Google sẽ hiển thị bài nào? Điều này quan trọng như tiêu đề bài viết vậy, các mô tả meta trên mỗi trang là duy nhất.

Vậy có cách nào để trùng lặp các mô tả meta? Cách để chống lại các mô tả meta trùng lặp là triển khai một cách tốt nhất và có lập trình để tạo các mô tả meta duy nhất cho các trang web tự động. Tuy nhiên, nếu có thể, không có thay thế cho một mô tả ban đầu mà bạn viết cho mỗi trang. 

4. Cách viết meta description tối ưu nhất

Khi nắm được Meta description là gì, chúng có tác dụng như thế nào đối với SEO và bây giờ là cách viết thẻ mô tả Meta tối ưu nhất.

Meta description là gì
Meta description là gì?

4.1 Tuân thủ các quy tắc chuẩn SEO

Nếu muốn tối ưu thẻ mô tả Meta, bạn không nên bỏ qua những quy tắc cơ bản sau đây:

  1. Chứa từ khóa chính
  2. Thẻ Meta có số chữ không quá 155 ký tự
  3. Nội dung mô tả tích cực và chân thực
  4. Nội dung hấp dẫn, phù hợp với bài viết
  5. Độ bài hợp lý
  6. Không trùng lặp
  7. Sử dụng đoạn mã thú vị

4.2 Nội dung phù hợp với bài viết.

Một bài viết được đánh giá tốt dựa trên thời gian người đọc trên website và trải nghiệm người dùng của họ, khi đó, nếu bạn để miêu tả meta không khớp với nội dung bài viết sẽ khiến người đọc thất vọng về những gì bạn quảng cáo ở mô tả.

Điều này ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng và khiến người đọc cảm thấy trang của bạn không uy tín và tỉ lệ thoát sẽ tác động tiêu cực tới xếp hạng website của bạn.

4.3 Chứa từ kêu gọi hành động

Khi bạn nhận thấy Meta description như là một lời mời gọi đến trang web, bạn nên đầu tư những cơ hội để viết chúng như một mô tả mời gọi hấp dẫn người đọc.

Điều này được thể hiện qua các cụm từ tích cực, không quá phản cảm như: nhận ngay, tìm hiểu thêm, dùng thử miễn phí… sẽ gây sự chú ý và kích thích người dùng nhấn vào website hơn

4.4 Nội dung hấp dẫn thu hút

Như đã đề cập trên, nếu muốn người đọc dừng chân ghé vào website của bạn thì nên tối ưu ngay từ cái nhìn đầu tiên từ tiêu đề đến đoạn mô tả meta bài viết. Chúng sẽ quyết định tỷ lệ ghé thăm và thời gian ở lại trên trang web của bạn là nhanh hay chậm.

Tất cả đều phụ thuộc vào nội dung hấp dẫn ngay từ đoạn mô tả, cách quảng cáo tinh tế và tích cực, kêu gọi người dùng nên đọc bài viết này vì những giá trị mà website bạn mang đến cho khách hàng. 

Thông qua những thông tin trên, Navee Academy đã truyền tải đến bạn những kiến thức hữu ích về Meta description là gì mà bạn không nên bỏ qua. Chúng giúp các bạn SEOer có thể tối ưu bài viết của mình và gia tăng tỉ lệ nhấp chuột giúp cho website có vị trí ổn định trên Google.