môi trường Marketing là gì

Môi trường Marketing là gì? Phân tích cụ thể tổng quan đến chi tiết

seo Digital Marketing

Chủ đề bài viết hôm nay xoay quanh thắc mắc môi trường Marketing là gì, tầm quan trọng của nó và sự ảnh hưởng bởi các yếu tố vi mô, vĩ mô và nội vi như thế nào. Lướt xuống và khám phá ngay các bạn nhé!

Về thực chất, môi trường Marketing cũng thuộc môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhà quản lý, Marketer cần nghiên cứu về môi trường Marketing một cách kỹ lưỡng nhằm đưa ra được những chiến lược thích hợp, đúng đắn. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn môi trường marketing là gì, đừng bỏ qua bài viết của Navee Academy nhé. Bên cạnh đó, mình cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng môi trường Marketing và tầm quan trọng của môi trường này.

1. Môi trường Marketing là gì?

Môi trường Marketing hay còn gọi là môi trường tiếp thị, tiếng Anh là Marketing Environment. Theo Philip Kotler, Marketing Environment của một công ty gồm các lực lượng, tác nhân bên ngoài tiếp thị ảnh hưởng tới khả năng quản lý Marketing nhằm xây dựng, duy trì các mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu.

Hiểu môi trường marketing là gì sẽ giúp các Marketer đưa ra chiến lược đúng đắn
Hiểu môi trường marketing là gì sẽ giúp các Marketer đưa ra chiến lược đúng đắn

Tóm lại, môi trường tiếp thị là sự kết hợp của những yếu tố nội vi, vi mô và vĩ mô có ảnh hưởng tới hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Các tác động này có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Những yếu tố trên luôn có sự vận động, biến đổi tạo những điều kiện kinh doanh, cơ hội, thách thức mới cho doanh nghiệp.

Môi trường nội vi hay môi trường bên trong là đặc thù của doanh nghiệp như công nhân, chủ sở hữu, vật liệu, máy móc,… Môi trường vi mô và vĩ mô là hai thành phần thuộc môi trường bên ngoài tác động lên hoạt động tiếp thị, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong đó, môi trường vĩ mô (rộng lớn) gồm văn hóa xã hội, kinh tế, nhân khẩu học, chính trị – pháp luật, khoa học – công nghệ. Đây là những lực lượng xã hội lớn có tầm ảnh hưởng ở phạm vi toàn xã hội.

Môi trường vi mô sẽ gồm những yếu tố đóng vai trò quan trọng, tham gia vào việc sản xuất và phân phối, thúc đẩy cung cấp. Chẳng hạn như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp,…

2. Phân tích chi tiết các môi trường Marketing

Sau khi đã nắm khái niệm môi trường Marketing là gì, mời quý độc giả đi vào nội dung phân tích cụ thể các môi trường tiếp thị.

2.1 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiếp thị, kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường vi mô ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiếp thị, kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường vi mô gồm 8 yếu tố chính sau:

  • Nhân viên: Là yếu tố “nòng cốt”, quan trọng góp phần vào sự thành công của mọi doanh nghiệp. Quá trình đào tạo, phát triển rất quan trọng giúp truyền đạt những kỹ năng Marketing cho nhân viên, quyết định chất lượng của họ. 
  • Khách hàng: Thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng, thu lợi nhuận là mục đích tồn tại chính giúp hầu hết các tổ chức. Vì vậy, doanh nghiệp cần cung cấp dịch vụ/sản phẩm chất lượng, đúng nhu cầu với giá tốt nhất cho khách hàng.
  • Công chúng: Các hoạt động tiếp thị phải làm tăng phúc lợi cho xã hội bởi doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội với thị trường mình đang hoạt động.
  • Nhà phân phối và nhà bán lẻ (Trung gian tiếp thị): Có thể đưa ra đề xuất về nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ/sản phẩm, đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động Marketing.
  • Nhà cung cấp: Cung cấp những yếu tố đầu vào (lao động, linh kiện, nguyên vật liệu,…) cho doanh nghiệp. Bạn cần xác định và chọn nhà cung cấp tốt nhất hiện có trên thị trường, đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Đối thủ cạnh tranh: Ảnh hưởng khá nhiều tới việc lựa chọn chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc lựa chọn nhà cung cấp, thị trường mục tiêu, kênh tiếp thị, danh mục giá, sản phẩm, kết hợp khuyến mãi,… 
  • Chính phủ: Doanh nghiệp cần quan tâm, theo dõi những chính sách được Chính phủ ban hành. Bởi chúng có ảnh hưởng nhất định tới chiến lược Marketing của bạn. Chính sách này có thể là chính sách giáo dục, chính sách tín dụng, giá cả,…
  • Cổ đông: Là chủ sở hữu công ty. Những hoạt động Marketing cần lưu ý mang đến lợi nhuận cho cổ đông.

2.2 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô
Ảnh minh họa môi trường vĩ mô

Ở phần này, Navee Academy sẽ giải đáp yếu tố vĩ mô trong môi trường Marketing là gì. Môi trường vĩ mô gồm 6 phần:

  • Môi trường vật lý: Gồm môi trường tự nhiên ở nơi doanh nghiệp hoạt động như khả năng tiếp cận nguyên liệu, nguồn nước, thay đổi môi trường, điều kiện khí hậu, ô nhiễm, thiên tai,…
  • Nền kinh tế: Môi trường này gồm phân phối thu nhập, GDP, mức thu nhập, GNP, lạm phát, lãi suất, tài trợ và trợ cấp của chính phủ, các biến số kinh tế chính khác. Chúng có thể tác động đến quyết định của người tiêu dùng và quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
  • Môi trường nhân khẩu học: Khía cạnh này gồm giới tính, tuổi, vị trí, nghề nghiệp, chủng tộc, xu hướng di cư, tỷ lệ gia tăng dân số,… Yếu tố này giúp Marketer phân chia dân cư thành những thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường khác nhau. Đồng thời, doanh nghiệp có thể xác định nhóm đối tượng khách hàng khả thi và chuẩn bị kế hoạch Marketing phù hợp.
  • Môi trường văn hóa xã hội: Gồm giá trị, thành kiến, lối sống, văn hóa, niềm tin của người dân,… Chiến lược tiếp thị cần phù hợp văn hóa, lối sống đối tượng mục tiêu và loại bỏ những dịch vụ/sản phẩm có hại đến xã hội.
  • Môi trường pháp lý chính trị: Gồm những chính sách, luật, hành động của chính phủ, các cơ quan, các nhóm áp lực khác hạn chế hay ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp, các ngành trong xã hội.
  • Môi trường công nghệ: Là nguồn lực quan trọng có thể trở thành cơ hội hay mối đe dọa cho tổ chức. Marketer nghiên cứu kỹ, hiểu sự thâm nhập, phổ biến công nghệ tại các khu vực kinh doanh. Quá đó, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch ứng dụng công nghệ vào chiến dịch truyền thông và tiếp thị phù hợp.

2.3 Môi trường nội vi 

Môi trường nội vi gồm mọi yếu tố bên trong của tổ chức
Môi trường nội vi gồm mọi yếu tố bên trong của tổ chức

Nếu môi trường bên ngoài thay đổi, những yếu tố nội vi có thể bị thay đổi. Chúng được thực hiện với sự kiểm soát của những nhà quản trị tiếp thị. Môi trường nội vi (môi trường bên trong) gồm mọi yếu tố, lực lượng bên trong của doanh nghiệp như:

  • Yếu tố tài chính.
  • Yếu tố con người: Công nhân, nhân viên, nhà quản trị,…
  • Các nguyên vật liệu, máy móc.
  • Hàng hóa, sản phẩm,…

3. Tại sao cần phải phân tích môi trường Marketing?

Môi trường Marketing là khía cạnh vô cùng năng động, tác động đến lợi nhuận, sự tồn tại, phát triển, định vị và hình ảnh của doanh nghiệp. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp cần phân tích và hiểu đúng về môi trường tiếp thị.

 Phân tích môi trường Marketing mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức
 Phân tích môi trường Marketing mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức

Bên cạnh đó, còn nhiều lý do thuyết phục tổ chức phân tích chi tiết Marketing Environment như:

  • Giúp doanh nghiệp hiểu về hành vi người tiêu dùng, thị hiếu khách hàng. Từ đó, bạn có thể xây dựng những chiến lược đúng đắn về dịch vụ/sản phẩm.
  • Hiểu biết về môi trường tiếp thị cho phép doanh nghiệp phán đoán, lập kế hoạch cho tương lai tốt hơn, tăng tỷ lệ thành công.
  • Nắm vững kiến thức, thông tin về môi trường tiếp thị giúp bạn thâm nhập thị trường mới với khả năng tận dụng xu hướng mới tốt hơn.
  • Mỗi ngách, phân khúc thị trường có những người chơi, đối thủ khác nhau. Doanh nghiệp hiểu môi trường tiếp thị sẽ hiểu rõ hơn về lợi thế, hạn chế của đối thủ cạnh tranh và có kế hoạch tác chiến phù hợp.
  • Phân tích tốt môi trường tiếp thị còn cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả những cơ hội trong tương lai. Đồng thời, tổ chức có thể dự đoán và có kế hoạch dự trù, đảm bảo an toàn trước mối đe dọa (nếu có) sắp tới.

Navee Academy mong rằng bài viết trên đã giúp bạn nắm được khái niệm môi trường Marketing là gì, cũng như tầm quan trọng của việc phân tích Marketing Environment. Việc phân tích môi trường tiếp thị mang lại vô vàn lợi ích mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể có những định hướng, ra quyết định và xây dựng chiến lược tiếp thị đúng đắn, hiệu quả tại thời điểm phân tích.