Social Network là gì

Social Network là gì? 5 bước ứng dụng để tạo Viral thành công

seo Social Media

Hiểu rõ Social Network là gì sẽ giúp bạn dễ dàng tạo nên một nền tảng Social Network thành công và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp mình.

Social Network là gì
Social Network là bước để doanh nghiệp thu hút và kết nối với khách hàng

Social Network ra đời nhằm mục đích truyền tải những thông tin thực tế đến người dùng. Đã có rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một kênh mạng xã hội này để nhằm để kết nối và thu hút khách hàng. Vậy cụ thể Social Network là gì, để xây dựng một nền tảng thành công cần thực hiện những bước nào,.. Bạn hãy cùng Navee Academy tham khảo những thông tin này ở bài viết sau nhé!

1. Social Network là gì?

Để hiểu rõ về Social Network bạn hãy tham khảo về các tính năng và cách hoạt động của nó.

1.1 Khái niệm

Social Network hay còn gọi là mạng xã hội, chúng là những trang Web giúp cho người dùng kết nối với nhau. Tại đây họ có thể chia sẻ những thông tin, hình ảnh hay Video với nhau một cách thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản nhất.

Mạng xã hội bao gồm các diễn đàn, dịch vụ tạo trang chia sẻ âm thanh, thông tin điện tử cá nhân, trò chuyện trực tuyến và nhiều hình thức dịch vụ khác. Mỗi một Social Network đều được tạo ra nhằm một mục đích cụ thể như kinh doanh, xã hội hoặc là cả hai.

1.2 Tính năng cơ bản

Một số tính năng cơ bản của Social Network có thể kể đến như:

  • Đăng tải, chia sẻ các nội dung và tập tin cơ bản như hình ảnh, Video, Link, các định dạng dữ liệu khác.
  • Gửi tin nhắn thoại, Chat trực tuyến, gửi Video Call hoặc những tin nhắn riêng tư.
  • Các chức năng mang tính tương tác như Like, Comment, Share một bài Post bất kỳ.
  • Tạo ra bài viết dạng Note và chèn thêm các đường dẫn.
  • Tạo trang cộng đồng, các Group công khai hoặc riêng tư.
  • Hỗ trợ người dùng tìm kiếm Profile hoặc các thông tin của người dùng khác dựa trên địa chỉ Email, tên gọi, khu vực, nơi làm việc, học tập.
Social Network là gì
Social Network có các chức năng tương tác như Like, Share và Comment

Ngoài ra Social Network còn rất nhiều tính năng khác nữa.

1.3 Các hoạt động chính

Sau khi đã hiểu được Social Network là gì, bạn hãy tiếp tục cùng mình tìm hiểu đến các hoạt động chính của nó nhé. Mỗi một nền tảng mạng xã hội sẽ được sử dụng với mục đích và cách thức hoạt động khác nhau.

Một số hoạt động chính của mạng xã hội gồm:

  • Kết nối: Tương tự như các trang mạng xã hội lớn hiện nay, các Social Network đều miễn phí và thu hút được lượng lớn các lượt Like, chia sẻ hình ảnh, câu chuyện, thông tin cá nhân,… cũng như sự tương tác của họ đối với những hoạt động của người dùng khác.
  • Chia sẻ hồ sơ: Các trang hồ sơ không chỉ đơn giản là trang dùng để kết nối thông tin với người dùng. Tại đây họ có thể tập hợp các sản phẩm cá nhân như hình ảnh, File thiết kế, hiệu ứng, Video,… Để các nhà tuyển dụng hoặc những người trong cùng một ngành có thể tham khảo, trao đổi hoặc buôn bán sản phẩm với nhau.
  • Marketing, quảng cáo: Đây là kênh truyền thông quan trọng giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng của mình hơn. Không chỉ vậy nó còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và lôi kéo lượng khách hàng trung thành cao.

2. Tầm quan trọng của Social Network trong Marketing

Nếu bạn tận dụng Social Network đúng cách, nó sẽ cải thiện tốc độ lan truyền của báo chí và dịch vụ rất tốt.

Không chỉ hỗ trợ người dùng kết nối với bạn bè muôn phương, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị mà nó còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mạng xã hội giúp mở rộng cơ hội quảng cáo miễn phí sản phẩm, tạo điều kiện kiếm tiền Online cho các nhà kinh doanh. Nhờ vậy mà bạn có thể xây dựng thương hiệu thông qua những chiến lược Marketing hiệu quả.

Ngoài ra, Social Network còn mang đến rất nhiều các lợi ích khác cho cá nhân và cả các nhà kinh doanh.

3. 5 bước xây dựng nền tảng social network thành công

Để xây dựng được một nền tảng mạng xã hội thành công thì hiểu được khái niệm Social Network là gì thôi là chưa đủ, bạn còn cần tuân thủ các bước cơ bản sau:

3.1 Định hướng cộng đồng phù hợp

Bạn cần tìm hiểu, phân tích mọi dữ liệu liên quan đến người dùng như những điều thích, không thích, thu nhập nhân khẩu,… để từ đó thu hút cộng đồng và kích hoạt nhu cầu của họ đối với sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

3.2 Xác định chức năng, tính năng 

Để tạo và phát triển Social Network, bạn cần phải xác định chi tiết các tính năng, chức năng của từng mạng xã hội. Sau đó chia nhỏ chúng thành các danh mục cụ thể như chức năng quảng cáo, quản trị, người dùng,…

5 bước xây dựng nền tảng social network thành công
Bạn hãy xác định chức năng của từng mạng xã hội để phát triển Social Network thành công

3.3 Chọn công nghệ 

Bước này, bạn hãy xác định loại công nghệ nào là giải pháp hiệu quả nhất cho Social Network. Ngoài ra, việc đánh giá công nghệ cần phải được thực hiện bởi chuyên gia vì mọi quá trình đầu tư đều phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng để đạt được thành công.

3.4 Xây dựng cấu trúc

Tiếp theo bạn cần chuẩn bị tốt một môi trường tăng trưởng. Việc sử dụng các quy tắc chung trong hoạt động xây dựng Website là vô cùng quan trọng đối với nền tảng mạng xã hội của bạn.

5 bước xây dựng nền tảng social network thành công
Xây dựng cấu trúc là rất quan trọng trong nền tảng mạng xã hội

3.5 Tạo tính năng cập nhật trạng thái 

Đây là bước quan trọng bạn không nên bỏ qua vì mỗi người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đều muốn được thể hiện một cách tự do những cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Vì vậy, bạn hãy thiết kế công cụ tốt nhất để dễ dàng trải nghiệm và cập nhật những trạng thái thú vị nhất.

4. Các nền tảng Social Network Viral nhất hiện nay

Hẳn bạn đã hiểu được Social Network là gì, để tăng khả năng tiếp thị thành công bạn hãy sử dụng một số mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.

4.1 Facebook

Ngoài cung cấp các tính năng quảng cáo hữu ích, Facebook sẽ giúp bạn giảm các chi phí tiếp thị và tăng đối tượng mục tiêu. Ngoài ra bạn có thể kết nối với khách hàng cũ, khách hàng hiện tại và nhiều khách hàng tiềm năng khác.

Dựa trên các dữ liệu, thông tin về người dùng sẽ giúp bạn gia tăng lưu lượng truy cập cho Website, Blog và tăng tỷ lệ chuyển đổi đáng kể.

4.2 Tiktok

Tiktok mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Chỉ với những thao tác đơn giản, người dùng có thể tìm hiểu được nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới cũng như kiếm tiền một cách dễ dàng.

Các nền tảng Social Network Viral nhất hiện nay
Tiktok là Network Social mới nổi hiện nay nhưng thu hút được rất nhiều người dùng

Mạng xã hội này thường sẽ thu thập các thông tin của người dùng như tên, tuổi, địa chỉ Email, giới tính,.. để cung cấp cho các nhà tiếp thị và quảng cáo.

4.3 Instagram

Tính năng chính của Instagram là chia sẻ ảnh nên nó là một hệ thống truyền thông hiệu quả. Nhờ nền tảng này mà mối quan hệ giữa người bán và người mua có tính tương tác cao hơn.

Nhờ ứng dụng này mà nhiều người sẽ nhận thức rõ hơn về các yếu tố cơ bản của nhiếp ảnh như: mặt phẳng, góc, tiêu cự và một số thứ khác.

4.4 Twitter

Nền tảng Twitter Social Network là gì? – Đây là mạng xã hội giúp các mối quan hệ được nâng cao. Twitter sẽ giúp bạn cập nhận được thông tin, tạo các mối quan hệ tốt và có thể theo dõi cả đối thủ cạnh tranh nữa.

Các nền tảng Social Network Viral nhất hiện nay
Với Twitter bạn có thể kết nối với những người dùng có cùng sở thích với nhau

Với Twitter, bạn có thể kết nối với thị trường mục tiêu bằng cách tương tác trong mục Chat. Ngoài ra, bạn có thể dùng Hashtag để kết nối với những người dùng có cùng sở thích.

4.5 Youtube

Youtube luôn là kênh Social Network khiến người dùng kinh ngạc vì những đoạn Video giá trị. Chúng luôn được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp và thêm một chút ngẫu hứng của người dùng. Nhờ vậy mà người dùng trên Youtube luôn có cơ hội tiếp cận với rất nhiều điều tuyệt vời.

Ngoài ra, mạng xã hội này còn tích hợp tính năng kiếm tiền Online siêu lợi nhuận. Bạn chỉ cần tạo một kênh cá nhân, phát triển nó theo định hướng của bạn là có thể tham gia kiếm tiền.
Navee Academy hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về Social Network là gì cũng như những thông tin hữu ích khác. Từ đó bạn có thể đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống Social Network cho riêng mình.