Nếu là một Marketer chính hiệu hay người quan tâm tới Digital Marketing, hẳn bạn sẽ không còn xa lại với khái niệm “tam giác truyền thông” bao gồm 3 loại hình Paid Media – Owned Media và Earned Media. Sự thành công của các chiến lược Digital Marketing phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 kênh này để tạo nên một tam giác cân bằng.
Trong đó, Earned Media được xem là kết quả của 2 loại hình còn lại, giúp thương hiệu được lan truyền một cách tự nhiên, theo hướng tích cực, hoặc cũng có thể tiêu cực, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Vậy cụ thể Earned Media là gì? Sự khác nhau giữa Earned Media và 2 loại hình truyền thông còn lại là gì? Cùng khám phá nhé!
1. Hiểu rõ khái niệm về Earned Media
Earned Media được hiểu là truyền thông lan truyền. Xuất phát từ khái niệm này, Earned Media là loại hình Marketing mang đến hiệu quả lan truyền cho doanh nghiệp thông qua chính các khách hàng trực tuyến của họ hoặc một bên thứ ba khác, mà ở đó doanh nghiệp không cần phát sinh bất cứ chi phí nào.

Cụ thể, người dùng mạng xã hội sẽ chia sẻ hoặc viết một bài đánh giá về thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp trên trang cá nhân hoặc Blog của mình, vì họ yêu thích hoặc quan tâm tới sản phẩm, mà không hề chịu sự tác động từ doanh nghiệp.
2. Các loại hình trong Earned Media
Earned Media có nhiều loại hình khác nhau nhưng chúng đều rất quen thuộc và xuất hiện với một tần suất dày đặc trên các trang mạng xã hội.
2.1 Article
Nội dung Earned Media dạng Article này có thể xuất hiện khi các nhà báo hay phóng viên đề cập tới thương hiệu của doanh nghiệp trong một sản phẩm tin tức trên báo hoặc trên truyền hình.
2.2 Affiliate
Affiliate là một dạng truyền thông hợp tác. Nó xảy ra khi doanh nghiệp dành tặng hay cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho một Blogger hay Vlogger. Khi họ tự cảm thấy yêu thích một điều gì đó ở sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ tạo bài viết về nó và đó cũng là một dạng truyền thông lan truyền.

2.3 KOL/Influencer
Sử dụng KOL hay các Influencer trong các chiến dịch Marketing là một dạng Paid Media. Nhưng những bài viết, bình luận hay chia sẻ từ hoạt động này lại được tính là một dạng truyền thông lan truyền, Earned Media, mà doanh nghiệp thu được.
2.4 Đánh giá từ các trang uy tín
Đánh giá từ chính người dùng hoặc từ các trang uy tín (Google, BING…) cũng là một dạng Earned Media, mà ở đó những thông tin này mang đến cho khách hàng niềm tin lớn vì nó khách quan và trung thực.
3. Phân tích ưu và nhược điểm của Earned Media
Cùng phân tích kỹ hơn để tìm hiểu chi tiết về những ưu điểm và nhược điểm của Earned Media:
Ưu điểm
- Earned Media đem đến cho khách hàng niềm tin cũng như thu hút sự chú ý của khách hàng hiệu quả hơn so với các kênh truyền thông PAid Media và Owned Media vì các nội dung đều được chia sẻ khách quan từ một bên thứ ba hay chính từ các khách hàng.
- Nội dung của Earned Media rất minh bạch nên sẽ có tác động lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tăng trưởng doanh thu.

Nhược điểm
- Với Earned Media, doanh nghiệp thường sẽ rất khó kiểm soát thông tin được đăng tải và lan truyền bởi khách hàng hoặc một bên thứ ba
- Chính sự lan truyền của Earned Media có thể sẽ gây tác động xấu đến doanh nghiệp nếu các thông tin bị đưa sai sự thật và thiếu kiểm chứng.
4. So sánh sự khác nhau giữa Paid – Owned – Earned Media
Paid – Owned và Earned Media đều là các loại hình truyền thông của doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức sở hữu của chúng lại khác nhau.
Nếu như Earned Media là các kênh truyền thông lan truyền, hay nói cách khác là cách kênh truyền thông truyền miệng, xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội hoặc kỹ thuật số. Khi đó khách hàng sẽ trở thành chính kênh truyền thông của doanh nghiệp.

Owned Media lại là kênh truyền thông thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm các kênh như Blog, Website, hay trang Fanpage của chính đơn vị. Nội dung trên kênh Owned Media sẽ do doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát và không tốn kém bất cứ chi phí nào.
Paid Media là các sản phẩm truyền thông trả phí. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chi trả một khoản chi phí cho bên thứ 3 (các nền tảng mạng xã hội, Google, KOLs…) để đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng.
Sự phối hợp nhuần nhuyễn và hài hòa giữa Paid – Owned và Earned Media giúp đem đến hiệu quả cho doanh nghiệp trong cả việc lan tỏa thương hiệu và gia tăng doanh số.