Tuy Marketing Mix đã quá quen thuộc với những Marketer và doanh nghiệp, nhưng không phải ai cũng biết biết được cách để lập chiến lược cụ thể phù hợp với mình. Marketing Mix là sự phối hợp giữa các thành phần Marketing để phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi doanh nghiệp. Để nắm rõ hơn về thuật ngữ này, bạn hãy cùng Navee Academy tham khảo các thông tin qua bài viết sau.
1. Marketing Mix là gì?
Marketing hỗn hợp hay còn gọi là Marketing Mix, đây là tập hợp các công cụ tiếp thị. Chúng sẽ được doanh nghiệp sử dụng để đạt được những mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
Marketing hỗn hợp được phân loại theo mô hình 4P gồm Product, Price, Place và Promotion. Chúng thường được sử dụng trong các hoạt động Marketing hàng hóa. Theo thời gian, mô hình này phát triển thành 7Ps và được cải tiến theo Marketing hiện đại để phù hợp hơn với thị trường.
Để tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing, các chuyên gia đã đưa ra 3P bổ sung khác là Process, People và Physical Evidence.
2. Tầm quan trọng của Marketing Mix
Sau đây là tầm quan trọng của Marketing hỗn hợp đối với người dùng, doanh nghiệp và xã hội.
2.1 Đối với người dùng
Marketing hỗn hợp không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cả cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển được khi bạn mang đến những lợi ích thiết thực cho người dùng. Người tiêu dùng sẽ nhận được những giá trị cao hơn chi phí mà họ đã bỏ ra để mua hàng hóa đó.

Marketing Mix giúp bạn khám phá và tìm kiếm nhu cầu, mong muốn của người dùng ở hiện tại và tương lai. Từ đó có thể sáng tạo nhiều loại hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ vậy bạn có thể mang đến những lợi ích vượt quá sự mong đợi của người dùng.
2.2 Đối với doanh nghiệp
Marketing hỗn hợp giúp doanh nghiệp tồn tài lâu dài và vững chắc trên thị trường. Do nó cung cấp cho bạn khả năng thích ứng và những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài. Từ đó chỉ ra cho doanh nghiệp bạn biết được phải cung cấp cho thị trường những gì để phù hợp với mong muốn của người dùng.
Không chỉ vậy, công cụ này còn tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường. Marketing cung cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền đạt những thông tin từ doanh nghiệp ra thị trường.
2.3 Đối với xã hội
Marketing hỗn hợp có tác dụng như cung cấp một mức sống cho xã hội. Ngoài yếu tố hiệu quả về mặt kinh tế, các doanh nghiệp nghiệp còn có các hoạt động vì cộng đồng như: Giới thiệu các thông tin về sản phẩm, truyền thông phản ánh đúng bản chất sản phẩm,… để người tiêu dùng không bị che mắt hoặc mù quáng tin vào sản phẩm như thời kỳ trước đây.

Đặc biệt trong tình hình toàn cầu hóa như hiện nay, vai trò của Marketing ngày càng được thể hiện quan trọng hơn. Nó sẽ giúp người tiêu dùng tiếp cận được những sản phẩm của nước ngoài nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ngoài ra, Marketing Mix cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp quảng bá hình ảnh của quốc gia trên thị trường quốc tế.
3. Chiến lược Marketing Mix
Dưới đây là 3 chiến lược Marketing hỗn hợp được sử dụng phổ biến nhất mà Navee Academy tổng hợp được.
3.1 Chiến lược 4P truyền thống
Đây là chiến lược Marketing hỗn hợp truyền thống, mô hình này được xây dựng từ những năm 1960. Từ thời đó, Marketing 4P đã trở nên nổi tiếng và được sử dụng cũng như giảng dạy trong các doanh nghiệp, trường học trên khắp thế giới.
Marketing hỗn hợp 4P là tập hợp các phạm vi tiếp thị gồm: Product, Price, Place và Promotion. Với những người làm Marketing thì đây là chiến lược cơ bản để định hình kế hoạch tiếp thị.
3.2 Chiến lược 7P trong lĩnh vực dịch vụ
Đây là mô hình tiếp thị được chuyển tiếp từ 4P, ngoài kế thừa 4 phạm vi tiếp thị từ 4P thì nó sẽ kết hợp thêm 3 yếu tố: People, Process và Physical.

Từng P trong mô hình 7P gồm:
- Product (Sản phẩm): Đây là thành tố rất quan trọng vì sản phẩm được tạo ra nhằm để làm hài lòng nhu cầu của khách hàng.
- Promotion (Quảng bá): Là yếu tố trong Marketing Mix giúp doanh nghiệp bạn thúc đẩy các hoạt động Sales và Brand Positioning.
- Price (Giá cả): Ở đây bạn cần phải xác định được mức giá mà bất cứ khách hàng trong tệp bạn lựa chọn cũng cảm thấy hài lòng khi họ mua sắm.
- Place (Hệ thống phân phối): Bạn cần xây dựng hệ thống cung cấp sản phẩm hợp lý để khách hàng có thể thuận tiện trong việc sử dụng và tiêu thụ sản phẩm.
- People (Con người): Ở đây vừa là khách hàng mục tiêu vừa là những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp.
- Process (Quy trình): Biểu thị hệ những quy trình, hệ thống giúp cho doanh nghiệp bạn cung ứng dịch vụ ra ngoài thị trường.
- Physical Evidence (Cơ sở vật chất): Được hiểu là không gian gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi giữa khách hàng với người cung cấp dịch vụ.
3.3 Chiến lược 4C
4C không phải là một phần cơ bản của Marketing Mix mà là một phần mở rộng của chiến lược 4P. Chiến lược Marketing hỗn hợp này gồm:
- Customer Solutions (Giải pháp cho khách hàng): được gắn với chữ Product, nó thể hiện quan điểm của mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là giải pháp cho khách hàng.
- Customer Cost (Chi phí của khách hàng): Gắn với chữ Price thể hiện rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như chi phí mà người mua sẽ phải bỏ ra. Tất cả chi phí phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm mang lại cho người mua.
- Convenience (Thuận tiện): Gắn với chữ Place, nghĩa là cách thức phân phối sản phẩm của bạn phải tạo được sự thuận tiện cho khách hàng.
- Communication (Giao tiếp): Được gắn với chữ Promotion, yêu cầu phải có sự tương tác lẫn nhau giữa các công tác truyền thông. Không chỉ vậy chúng cần phải giao tiếp hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp.
4. Cách để xây dựng chiến lược Marketing Mix thành công
Để xây dựng chiến lượng Marketing hỗn hợp thành công và phù hợp với doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ những yếu tố trong Marketing như: Ghi chép, môi trường thực tế, lên kế hoạch,…
Doanh nghiệp bạn cần xác định điểm đặc biệt mà sản phẩm của mình mang lại, tìm ra những yếu tố mà chỉ có sản phẩm của bạn có.

Ngoài ra, bạn cần mô tả đối tượng mà sản phẩm nhắm tới, thu hẹp trọng tâm của sản phẩm bằng cách xác định ai là người sử dụng chúng. Sau đó là định hình chiến lược Marketing, phác thảo chân dung khách hàng và thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng.
Không chỉ vậy, bạn phải xác định sản phẩm một cách chi tiết, tạo ra chiến lược đặt giá sản phẩm, xác định nơi sản phẩm sẽ xuất hiện cũng như xác định kỹ thuật quảng cáo cho sản phẩm đó.
5. Cần lưu ý gì khi triển khai kế hoạch
Sau khi bạn đã xác định những chiến lược cụ thể thì doanh nghiệp phải áp dụng những phương thức truyền thông để tiếp thị sản phẩm được hiệu quả nhất.

Ngoài ra bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu rõ những ưu nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, Có như vậy bạn mới có hướng đi đúng đắn hơn và rút được nhiều kinh nghiệm trong tương lai. Hơn thế nữa bạn cũng cần chú trọng đến nguồn nhân lực và tiến hành kết hopwjc các phương pháp hoạt động một cách tổng thể. Như vậy bạn sẽ có chiến lượng Marketing Mix hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
6. Case Study thành công về chiến lược Marketing Mix
Để hiểu rõ hơn về chiến lược Marketing hỗn hợp, bạn có thể tham khảo từ những thương hiệu hàng đầu như: Chiến lược của Coca Cola, chiến lược của Trung Nguyên Coffee, chiến lược của McDonald hay chiến lược của Starbucks.

Hy vọng những kiến thức hữu ích mà Navee Academy đã giới thiệu trên sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng hơn về chiến lược Marketing Mix. Việc vận dụng công cụ này một cách hợp lý, bài bản sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.