Bounce Rate là gì? 7 cách cải thiện tỷ lệ thoát trang “bức phá” SEO

Bounce Rate quá cao luôn là một vấn đề nan giải với các SEO-er. Bởi lẽ đây được coi là một chỉ số quan trong đo lường độ chất lượng của website. Vậy cụ thể Bounce Rate là gì, nguyên nhân vì sao dẫn đến Bounce Rate cao và làm thế nào để cải thiện điều này?

Bounce Rate là gì?

Bounce rate (còn biết đến là tỷ lệ thoát trang) là tỷ lệ lượt truy cập của người dùng vào website và rời đi mà không thực hiện bất kỳ thao tác nào khác như xem bài viết khác, điền form thông tin, mua hàng, nhấp vào liên kết, …

Bounce Rate là gì?
Bounce Rate là gì?

Ví dụ: Khi nói Bounce rate website của bạn là 50%. Nghĩa là cứ 100 lượt truy cập vào website, sẽ có 50 lượt tương tác vào nội dung khác, còn lại 50 lượt là rời khỏi trang.

Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho việc vì sao Bounce rate được coi là một chỉ số quan trọng trên website:

  • Tỉ lệ Bounce Rate cho thấy độ hiệu quả và chất lượng của website phản ánh trên sự tương tác của người dùng. Khi Bounce Rate có chỉ số cao, nghĩa là trang web hoặc trang cụ thể trên web của bạn không thu hút được người dùng, có thể suy đoán rằng có nội dung, bố cục hoặc trải nghiệm người dùng của website chưa tốt, cần được cải thiện.
  • Chính từ việc trải nghiệm người dùng tại website không tốt gây ra từ nguyên nhân chất lượng website kém, Bounce Rate cao là yếu tố để Google đánh giá thấp trang web của bạn trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
  • Với nỗ lực cải thiện tương tác, giữ chân người dùng tại website để giảm Bounce Rate, bạn đang trực tiếp hoặc gián tiếp tăng Conversion Rate (hay còn gọi là tỷ lệ chuyển đổi.

Bounce Rate cao. Tốt hay xấu?

Từ khái niệm Bounce Rate là gì phân tích trên, có thể nói trên thực tế, khi chỉ số Bounce Rate cao, điều này cho thấy website hoạt động không hiệu quả, báo động cần cải thiện giảm. Cách nói này là đúng, tuy nhiên xét trong một số trường hợp thì lại không hoàn toàn đúng.

Liệu có phải Bounce Rate cao là xấu?
Liệu có phải Bounce Rate cao là xấu?

Lấy ví dụ như một trang website tin tức ắt hẳn Bounce Rate sẽ luôn thấp hơn rất nhiều so với các trang website quảng cáo, được người dùng tìm kiếm trên Google bởi lẽ trang tin tức dễ khiến người đọc chủ động tương tác qua lại giữa các webpage.

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà website trong lĩnh vực khác nhau sẽ có Bounce Rate khác nhau và tỉ lệ cao thấp tương ứng. Nhưng nhìn chung, mức được cho là ổn định nhất mà website nên có là ở khoảng thấp hơn hoặc bằng 70%.

Vậy làm sao để tìm ra nguyên nhân khiến Bounce Rate tăng cao và cách để cải thiện chỉ số này? Chúng ta hãy cùng đến với nội dung tiếp theo đây:

3 lý do khiến tỷ lệ Bounce Rate tăng cao

Trang có thiết kế UX tệ

Trải nghiệm người dùng (UX) của một trang web bao gồm bố cục, thiết kế, màu sắc, hình ảnh, cách trình bày là một trong những nhân tố quyết định sự đi hay ở của khách hàng khi dừng chân tại website của bạn.

Người dùng thường sẽ có xu hướng muốn tương tác, dành thời gian với những thứ hợp thẩm mỹ hoặc đơn giản, dễ sử dụng hoặc website đó cung cấp ngay cho họ thông tin hữu ích mà họ đang tìm kiếm.

Do đó, đánh giá tổng quan các yếu tố về trải nghiệm người dùng tại website của mình, bạn cũng có thể tìm ra nguyên nhân vì sao tỉ lệ thoát trang của mình lại tăng cao. Hãy cố gắng đừng bỏ tất cả thông tin vào một nơi hoặc lên bố cục quá cầu kỳ, rối mắt, điều này chỉ khiến người dùng mất kiên nhẫn tại website của bạn.

Tuy nhiên, không phải mọi lượt rời khỏi trang đều là dấu hiệu xấu. Có khả năng trang của bạn đã nhanh chóng cung cấp một cách đầy đủ cho người dùng điều họ tìm kiếm mà không cần phải thao tác trên trang hoặc phát sinh nhu cầu khác.

Ví dụ như: mục tiêu của người dùng là tìm hiểu định nghĩa Bounce Rate là gì. Sau khi sử dụng công cụ tìm kiếm và đến được với website của Navee Academy, họ đã có được chi tiết điều họ tìm kiếm nên họ đóng trang. 

Nội dung trang không đáp ứng nhu cầu tìm kiếm

Ngoài ra, nội dung trên website không cung cấp (hoặc ngay lập tức cung cấp) được cho người dùng thông tin giá trị mà họ mong đợi cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số Bounce Rate cao.

Một trang web với nội dung chất lượng và sáng tạo sẽ luôn tạo được Bounce Rate là gì thiện cảm với người dùng, không chỉ giữ chân họ ở lại với trang web mà còn tạo cho họ hứng thú tìm hiểu thêm các thông tin khác trên trang của bạn.

Tốc độ load trang chậm

Một website SEO tối ưu luôn phải chú ý đến tốc độ load trang nhanh vì đây là một phần của thuật toán xếp hạng Google. Bởi lẽ một trang web với tốc độ nhanh chóng, thời gian load trang ngắn cũng góp phần mang đến trải nghiệm tích cực cho người dùng. 

Tốc độ load trang được khuyến nghị nên dao động trong khoảng 3s hoặc thấp hơn. Nếu thời gian tải trang dài hơn có thể sẽ khiến khách truy cập cảm thấy chán nản và thoát ra ngay. 

Từ các lý do nêu trên, hãy nhanh chóng khắc phục trang web của mình để cải thiện Bounce Rate hiệu quả với 7 cách sau:

7 Cách cải thiện Bounce Rate hiệu quả

7 cách cải thiện Bounce Rate hiệu quả
7 cách cải thiện Bounce Rate hiệu quả

Xây dựng nội dung chuyên sâu

Hãy đảm bảo xây dựng Bounce Rate là gì với những nội dung chất lượng, cung cấp các kiến thức chuyên sâu, mới lạ có hiểu biết về vấn đề hoặc đúng với trọng tâm nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Nội dung sáng tạo và độc đáo là một điểm cộng.

Đặc biệt, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng cùng nội dung tốt luôn là một ưu điểm và gây được hiệu quả cao nhất. Hãy đảm bảo nội dung được trình bày dễ nhìn, tiện lợi, đúng chính tả kèm các hình ảnh phù hợp, độ phân giải tốt.

Để thực hiện điều này, bạn cần có một người viết content cho website có chuyên môn và lên kế hoạch viết và đăng tải bài một cách logic, hợp lý.

Tối ưu UX, thiết kế trên trang

Hãy hạn chế việc chèn quá nhiều pop-up, mẫu đơn đăng ký, banner quảng cáo che kín giao diện trang web. Việc làm dụng quá nhiều những yếu tố như trên khiến cho người dùng dễ cảm thấy bị gián đoạn và bực mình.

Trang web với thiết kế bắt mắt và bố cục, sắp xếp khoa học, thân thiện với người dùng giúp tăng cao trải nghiệm tích cực, tạo cho họ hứng thú và kích thích tương tác tự nhiên. Yếu tố chuyển đổi cũng cần được kết hợp một cách hài hòa.

Xây dựng những liên kết nội bộ

Để thúc đẩy, thu hút người dùng với các nội dung có liên quan đến chủ đề Bounce Rate là gì mà họ đang tìm kiếm tại website của mình, hãy sử dụng các liên kết nội bộ (Internal link) với tiêu đề nổi bật để thấy được sự hiệu quả của cách làm này trong việc cải thiện tỉ lệ thoát trang. 

Sử dụng liên kết nội bộ để thu hút người dùng
Sử dụng liên kết nội bộ để thu hút người dùng

Đa dạng hóa content 

Để bài viết bắt mắt và sinh động, hãy đính kèm từ 4 – 6 hình ảnh minh hoạ đối với bài viết trong khoảng 1200 – 1500 từ. Bài viết bao gồm hình và chữ luôn có được thiện cảm tốt hơn từ người dùng.

Tuy nhiên, hãy lưu ý đến kích thước và trọng lượng hình ảnh để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Hình ảnh với kích thước nền khoảng 500px đến 700px, nặng tối đa khoảng 100KB là phù hợp nhất.

Ngoài ra, hình thức trình bày các đoạn nội dung cũng rất quan trọng. Hãy đảm bảo sử dụng phân cách giữa các đoạn và canh lề ngay ngắn cho nội dung bài viết.

Một số hướng dẫn về hình thức trình bày chuẩn SEO
Một số hướng dẫn về hình thức trình bày chuẩn SEO

Sử dụng CTA thu hút

Để bài viết thành công về Bounce Rate là gì giữ chân người dùng, bạn cần sử dụng mục kêu gọi hành động (CTA) thật thu hút, bao gồm: hành động để đăng ký bản tin, một nút gọi để liên hệ, hoặc thậm chí một nút mua hàng.

Hãy đảm bảo sử dụng CTA nổi bật, bắt mắt
Hãy đảm bảo sử dụng CTA nổi bật, bắt mắt

Nếu Landing Page của bạn không có CTA hoặc CTA không nổi bật thì rất khó để níu chân người dùng ở lại website. Hãy kết hợp Heading, sub-heading và những chỉ dẫn để hướng người dùng đến CTA là cách tuyệt vời để hiển thị CTA rõ ràng.

Tối ưu tốc độ tải trang – Page Speed

Hãy tối ưu hóa tốc độ tải trang (Page Speed) của bạn để đảm bộ độ nhanh chóng và mượt mà dù cho người dùng sử dụng bất kể kết nối nào hoặc thông qua thiết bị nào. Bạn có thể tham khảo thêm cách tối ưu tốc độ load trang với cài đặt AMP của Bounce Rate là gì

Tạo các nhu cầu “Xem thêm” cho người dùng

Bằng cách dự đoán trước ý định của người dùng và khám phá, phát triển thêm các chủ đề có liên quan đến từ khóa chính mà người dùng thường tìm kiếm, hãy chuẩn bị thêm các nội dung chọn lọc với mục đích đáp ứng theo nhu cầu tiềm năng của người dùng.

Một khi đã được thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm ban đầu, các chủ đề liên quan được liên kết trên cùng trang chủ đề đó sẽ kích thích người dùng tiếp tục ở lại trang, tương tác nhấp xem thêm và duy trì hành vi đọc của mình.  

Trên đây là bài phân tích Bounce Rate là gì và 7 cách để làm giảm Bounce Rate mà chúng ta nên lưu ý để tối đạt được hiệu quả đột biến trong công cuộc triển khai SEO. 

Nếu bạn cảm thấy những chia sẽ này của Navee Academy hay. Bạn hãy cố gắn áp dụng nó thật tốt trong công việc

Image


    close-link