Nghiên cứu và xây dựng kịch bản bán hàng mỹ phẩm giúp bạn tự tin hơn khi tiếp cận và gây ấn tượng với khách hàng, tạo thêm cơ hội gia tăng doanh thu.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của công việc, bên cạnh việc xây dựng quy trình làm việc chi tiết, rõ ràng thì việc xây dựng kịch bản bán hàng cũng có vai trò hết sức quan trọng. Hãy cùng Navee Academy tìm hiểu về quy trình xây dựng kịch bản chốt sale mỹ phẩm hiệu quả, thuyết phục sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng và có thêm cơ hội chốt sale thành công.
Có được một kịch bản tốt là công cụ đắc lực giúp nhân viên bán hàng tự tin và chuyên nghiệp hơn trong quá trình tiếp cận khách hàng. Lời chào sẽ là ấn tượng đầu tiên với khách hàng, khi bạn làm tốt từ bước này bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tạo được mối quan hệ gắn bó với khách hàng. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người không giỏi giao tiếp.
Trong bài viết này Navee Academy sẽ chia sẻ với bạn 9 bước quan trọng để xây dựng kịch bản bán hàng mỹ phẩm hiệu quả:
Bạn cần hiểu rõ về đối tượng khách hàng của mình để quá trình tiếp cận họ dễ dàng hơn. Như xác định nhóm khách hàng mục tiêu có độ tuổi ra sao, sở thích, hành vi cũng như mối quan tâm của họ là gì. Từ đó giúp đưa ra những giải pháp phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Nội dung kịch bản ấn tượng với những câu chào, câu hỏi hay lời kết thú vị tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho kịch bản của bạn, gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
Câu hỏi quá ngắn sẽ làm cho khách hàng khó trả lời, câu hỏi dài sẽ làm khách hàng ngán ngẩm. Do đó đặt câu hỏi vừa chừng, đúng trọng tâm cũng thể hiện sự khéo léo, tinh tế của bạn.
Là một trong những cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng kịch bản bán hàng mỹ phẩm Hãy liệt kê những lợi ích sản phẩm của bạn và giải thích tại sao khách hàng có lợi ích đó một cách logic theo quy trình sử dụng sản phẩm.
Nếu bạn sở hữu giọng nói thu hút, thái độ nhiệt tình, cử chỉ thân thiện sẽ là điểm mạnh giúp bạn nhanh chóng tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với bạn.
Đây là một bước khá quan trọng để khách hàng yên tâm về sản phẩm của bạn.
Sau khi khách hàng không còn thắc mắc gì nữa thì bạn tiếp tục xin thông tin để giao hàng cho họ ngay. Đừng bao giờ hỏi lại rằng họ có mua hay không, không đồng ý họ sẽ báo lại với bạn.
Bạn hãy tìm hiểu xem khách hàng có cần sản phẩm nào khác để tư vấn thêm, tối ưu một lần bán hàng càng nhiều đơn hàng càng tốt.
Bạn nên giữ liên lạc, tương tác với khách hàng thường xuyên bằng cách gọi điện hỏi thăm, hỗ trợ tư vấn cho họ.
Để xây dựng kịch bản bán hàng mỹ phẩm không khó, nhưng áp dụng như thế nào để phù hợp với từng đối tượng khách hàng thì không phải ai cũng làm được. Do đó khi sử dụng mẫu kịch bản bán hàng mỹ phẩm bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Kịch bản bán hàng mỹ phẩm dù có tốt đến đâu nhưng khi bạn tư vấn cho khách hàng mà chưa hiểu hết về sản phẩm thì cũng trở nên vô nghĩa. Vì chẳng ai muốn đặt lòng tin và mua sản phẩm từ những người mà người đó chả hiểu gì về sản phẩm đó mà lại đi tư vấn cho người khác.
Xây dựng kịch bản bán hàng mỹ phẩm cần dựa vào sự thấu hiểu của khách hàng. Bạn nên dành thời gian để tìm hiểu cụ thể hơn những thông tin quan trọng về khách hàng như tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ… Điều này sẽ giúp khách hàng biết rằng bạn đang quan tâm và tìm hiểu kỹ về họ. Đồng thời, họ cũng nghĩ rằng công ty của bạn làm việc chuyên nghiệp, uy tín.
Khi đã chuẩn bị được kịch bản bán hàng mỹ phẩm tốt, nắm được thông tin về khách hàng thì bạn cũng cần phải chuẩn bị một tâm lý tự tin để bắt đầu cuộc trò chuyện một cách tốt nhất.
Điều tối kỵ khi trao đổi với khách hàng là sử dụng giọng điệu đều đều, buồn ngủ sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy không hài lòng. Vì vậy hãy chào hỏi khách hàng với giọng điệu thân mật và tràn đầy năng lượng.
Bạn không nên nói quá dài, chỉ nên nói đúng, đủ ý, ngắn gọn, súc tích, kèm theo nội dung hấp dẫn. Khách hàng sẽ thực sự cảm thấy chán nản khi bạn nói quá dài dòng, không đúng với trọng tâm, không đúng với mục đích của họ.
Sẽ chẳng có kịch bản bán hàng mỹ phẩm nào có thể đưa ra được hết các tình huống có thể xảy ra khi tư vấn cho khách hàng. Vì thế, ngoài kịch bản dự tính từ trước, bạn cần bình tĩnh để đưa ra cách xử lý tốt nhất khi có vấn đề mới phát sinh.
Trước khi kết thúc cuộc gọi, điều bạn cần làm là nói lời chào tạm biệt với khách hàng một cách lịch sự, tôn trọng nhất để tạo sự chuyên nghiệp và thiện cảm với họ, dù bạn có chốt hay không chốt được đơn hàng. Đồng thời giữ liên lạc và gọi điện tư vấn, chăm sóc khách hàng thường xuyên để tạo mối quan hệ tốt đẹp với họ.
Chúc bạn thành công!
Nghề nghiệp *CEOGiám đốc Kinh doanhGiám đốc MarketingTrưởng phòng Kinh doanhTrưởng phòng MarketingNhân viên Kinh doanhNhân viên MarketingSinh viên
Khóa học Facebook Marketing