Topic Cluster và Silo – Đâu là cấu trúc Website hiệu quả nhất cho SEO

Topic Cluster và Silo vẫn còn khá mới mẻ với người dùng, đặc biệt là những người mới và đang tìm hiểu về SEO. Đây là các chiến lược về cấu trúc website giúp bạn tiến bộ hơn trong cách sắp xếp nội dung, tạo ra nhiều content chất lượng cho website của mình.

Trong bài viết này, Navee Academy sẽ giải đáp các thắc mắc về Topic Cluster và Silo giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về chủ đề này nhé.

Giới thiệu lại về Topic Cluster

Topic Cluster là gì?

Topic Cluster hay còn được gọi là Cụm chủ đề nội dung là một cách mới để liên kết các nội dung liên quan trong một bài viết được Hubspot nghiên cứu và đề cập vào năm 2017. Chiến lược triển khai content bao quát rộng và sâu về một chủ đề nào đó, đây là một dạng cấu trúc website hiệu quả cho SEO khi tập trung nội dung theo cụm chủ đề. Từ đó để tạo ra sự liên quan mật thiết giữa các nội dung. 

Topic Cluster là gì?
Topic Cluster là gì?

Internal Link là hình thức liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một tên miền có khả năng sử dụng và chuyển đổi. Hình thức này thường được ứng dụng nhiều trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết. Từ đó, góp phần giúp website tăng lên đáng kể trong thứ hạng tìm kiếm. 

Những lưu ý khi sử dụng Internal Link
Những lưu ý khi sử dụng Internal Link

Một số quy tắc triển khai Topic Cluster thường dùng mà bạn nên nhớ:

  • Tất cả content đều phải dẫn liên kết tới từ khóa của chủ đề khái quát ở tầng 1 (Đây thông thường chính là từ khóa cạnh tranh nhất). 
  • Tầng 1 dẫn liên kết đến từ khóa cụ thể hơn ở tầng 2, hoặc các bài viết review một sản phẩm cụ thể 
  • Hai tầng 2 và 3 bạn có thể dẫn link tới nhau và tới bài review sản phẩm cụ thể của tầng đó nếu có.
  • Những từ khóa so sánh hoặc nhận xét sẽ link tới bất kỳ tầng 1 hay 2 nào có chứa từ khóa so sánh, nhận xét đó. Đây có thể là dạng cấu trúc cluster giao nhau.
  • Bài viết thông tin link tới tầng 1 của bài viết và nằm trải dài ở giữa bài văn của các bài. Bài viết thông tin này có thể link tới bài viết thông tin trong cluster khác khi có thể.
  • Bài review dành riêng để liên kết tới bất kỳ tầng 2 hay tầng 3 có chứa bài review.

Quy tắc đặt URL

Đối với URL, cực kì khó để có thể chỉnh sửa nếu bạn không có một kế hoạch cụ thể trước, bởi vì bạn sẽ kết thúc với một vòng lặp chuyển hướng vô hạn. Khi thực hiện với Topic Cluster, mọi thiết lập hay điều chỉnh cấu trúc website về sau sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy bạn cần phải áp dụng các quy tắc sau để SEO nhận được cấu trúc URL chính xác nhất: 

6 quy tắc đặt URL khi triển khai Cluster content
6 quy tắc đặt URL khi triển khai Cluster content
  • Thứ nhất: Sử dụng từ khóa cụ thể của bạn trong URL.
  • Thứ hai: Lập kế hoạch và xây dựng một cấu trúc URL hợp lý.
  • Thứ ba: Chú ý đến số lượng ký tự phù hợp.
  • Thứ bốn: Tối thiểu URL động, thiết lập URL tĩnh.
  • Thứ năm: Cấu trúc URL cần đơn giản, dễ hiểu và không được viết hoa.
  • Thứ sáu: Được hỗ trợ bởi dữ liệu và được submit đến các công cụ tìm kiếm.

Xây dựng cấu trúc Topic Cluster như thế nào?

  • Chọn chủ đề cần khai thác và triển khai.
  • Xác định và tìm kiếm từ khóa.
  • Nhóm các từ khóa thành bộ cùng chủ đề.
  • Kiểm tra lại content trên website.
  • Viết content cho Pillar page và Cluster content.
  • Rà soát và liên kết nội dung.
  • Theo dõi và phân tích chỉ số. 

Đặc điểm của cấu trúc Topic Cluster

  • Tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể cho bài viết, nghiên cứu sâu vào nội dung của bài viết, không viết lan man.
  • Nội dung chuẩn SEO và chỉ định vào một số từ khóa nhất định mà bạn mong muốn thúc đẩy lên những top đầu của từ khóa tìm kiếm.
  • Nội dung xoay quanh, bổ sung và làm rõ nghĩa chủ đề chính của Pillar Page.
  • Độ dài cần thiết từ 1000 đến 2000 chữ.
  • Liên kết các nội dung trong chủ đề SEO lại với nhau.

Giới thiệu lại về Silo

Silo Web Structure là gì?

Silo Web Structure là gì?
Silo Web Structure là gì?

Silo đưa rõ nội dung chính trong website của bạn. Chia nhỏ nội dung chính thành các chủ đề nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời mọi thắc mắc liên quan của người dùng.

Silo Web Structure là một dạng cấu trúc website chuyên sâu chia nhiều nội dung thành các thư mục riêng biệt. Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên Topic và Subtopic. Trong đó nội dung nào liên quan sẽ được xếp chung nhóm với nhau.

  • Các Silo Page nên liên kết xuống tất cả các bài viết tương ứng của nó.
  • Những bài viết có thể liên kết tới các bài viết khác trong cùng nhóm Silo.
  • Những bài viết có thể liên kết tới các bài viết trong Silo Page khác.
  • Những bài viết không được link tới các bài viết khác nhóm Silo. Nếu phải link do UX thì phải No-follow link đó bao gồm cả Sidebar, Main Navigation, Footer …

Quy tắc đặt URL trong Silo

Tổ chức URL hay cách bạn đặt URL trong Silo cũng tương tự như cách bạn sắp xếp nội dung bên trong một thư mục. Sau đây là cấu trúc URL tiêu biểu của silo mà bạn có thể tham khảo và sử dụng: site.com/parent/child (bài viết). Bạn không nên đào quá sâu vào Silo hoặc đi xuống dưới tầng 3 khiến cho cấu trúc URL trở nên phức tạp, khó hiểu và dài dòng. 

Xây dựng cấu trúc Silo hiệu quả

  • Xác định từ khóa và chủ đề chuyên mục.
  • Nghiên cứu kỹ càng về chủ đề bài viết.
  • Lập bản đồ phân cấp trang web của bạn.
  • Triển khai Silo vật lý
  • Thiết lập Silo ảo.
  • Tạo một tập hợp nội dung toàn diện.

Đặc điểm của cấu trúc Silo trong SEO

  • Xây dựng cấu trúc Silo từ trang web mới sẽ dễ hơn khi thực hiện cho một website có sẵn.
  • Sử dụng cấu trúc có nội dung rõ ràng sẽ thu hút người dùng đến với Website của bạn
  • Tạo ra các từ khóa, ngữ cảnh cần thiết để tăng lượng truy cập Website trên trực tuyến
  • Nội dung sẽ không bị bỏ sót nếu các nội dung được liên kết chặt chẽ
  • Silo đem lại hiệu quả rất tốt nếu áp dụng đúng cách ngay từ đầu.

So sánh Topic Cluster và Silo khi làm SEO

Qua những khái quát trên, ta có thể hiểu được khái niệm cũng như cách vận hành của cả hai cấu trúc website là Topic Cluster và Silo. Vậy giữa Topic Cluster và Silo, đâu sẽ là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp? Những yếu tố bên dưới sẽ giúp bạn xác định được định hướng Website mà doanh nghiệp của mình phù hợp nhất để đạt được hiệu quả mong muốn. 

Khi nào nên sử dụng Topic Cluster và Silo?
Khi nào nên sử dụng Topic Cluster và Silo?

Nên dùng Silo khi

  • Nguồn bài viết đã có sẵn trước 100 bài được phân loại, sắp xếp theo các chủ đề.
  • Thời gian có nhiều để thay đổi các cài đặt trong Tạo page, WordPress, Subpage, Category, Sidebar theo cấu trúc silo … nhằm đẩy mạnh SEO một cách hiệu quả nhất..
  • Cần nắm vững kiến thức về Internal link, Slug, Keyword … đồng thời đòi hỏi kỹ năng SEO của người thực hiện phải có chuyên môn và kiến thức nhất định. 

Nên dùng Topic Cluster 

Khi bạn đang làm việc với một lĩnh vực, nhưng chưa có sắp xếp đến việc mở rộng chủ đề về lĩnh vực đó 

Chủ đề bạn đang khai thác rất nhỏ và hẹp, không đủ quy mô để mở rộng và phát triển thêm.

Bạn đang có ý định tạo microsite (một Website được tạo ra với mục đích thực hiện chiến dịch Marketing, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn) có khoảng 10-15 trang để tranh hạng lên top tìm kiếm.

Những bạn không biết sử dụng cấu trúc Silo.

Sở hữu website có hoạt động ổn định và không muốn thay đổi cấu trúc URL để tránh tạo ra quá nhiều redirect.

Mong những chia sẻ của Navee Academy sẽ giúp bạn thành công trong công việc của bạn.

Image


    close-link