PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng site vệ tinh PBN cho SEO

Một trong những thuật ngữ phổ biến và đạt được hiệu quả tốt cho hoạt động SEO đó chính là PBN. PBN đã được sử dụng từ rất lâu, cách phát triển và khai thác không có gì quá khó khăn nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định nếu như người làm SEO không đề ra và thực hiện một chiến lược an toàn. Vậy PBN là gì? Làm thế nào để xây dựng được hệ thống các site vệ tinh PBN cho SEO đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

PBN là gì? Hướng dẫn xây dựng site vệ tinh PBN cho SEO

PBN là gì?

PBN là tên viết tắt của Private Blog Network hay còn có nghĩa là mạng lưới blog riêng. Nó bao gồm hệ thống các website bạn thiết kế ra nhằm phục vụ cho hoạt động SEO của website chính hoặc bất cứ website nào cần thực hiện việc SEO. 

Việc xây dựng một hệ thống PBN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc rút ngắn thời gian và khoảng cách tối ưu thứ hạng, từ khóa của website cần SEO. 

PBN là một trong những cách để tối ưu SEO cho website.
PBN là một trong những cách để tối ưu SEO cho website.

Không phải ai làm SEO cũng biết cách xây dựng hệ thống link hiệu quả. Hoặc có rất nhiều người lại chỉ chú trọng đến traffic và nội dung nhưng để xây dựng được nền tảng và có những backlink chất lượng thì chắc chắn rằng cần sử dụng đến PBN. 

Vậy làm thế nào để có thể xây dựng PBN cùng với backlink chất lượng. Hãy cùng theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết. 

Hiểu được khái niệm PBN trong SEO là gì chưa đủ, điều quan trọng chính là cách thực hiện xây dựng hệ thống PBN. Dưới đây là các bước thực hiện xây dựng hệ thống PBN backlink chất lượng và đạt hiệu quả tốt nhất. 

Tìm tên miền cũ, tên miền hết hạn.

Tái sử dụng các tên miền cũ hoặc đã hết hạn sẽ đem lại nhiều lợi thế hơn trong việc xây dựng PBN. Bạn có thể tìm trực tiếp hoặc qua môi giới để mua được domain cũ khi chủ website đó chưa gia hạn hoặc không còn nhu cầu sử dụng nữa. Khi mua lại tên miền, bạn cần chú ý đến việc: 

Các bước xây dựng hệ thống PBN backlink chất lượng
Các bước xây dựng hệ thống PBN backlink chất lượng
  • Sử dụng Ahref, hoặc SEMrush để check backlink có bị spam hay không?
  • Dùng archive.org web để kiểm tra lịch sử nội dung tên miền có bị spam hay không? 
  • Loại bỏ những tên miền bị cấm adsense. 
  • Thông tin đăng ký, email, ngày đăng ký tên miền cần phải khác nhau.

Tìm mua hosting hoặc tự xây dựng Server riêng.

Có thể lựa chọn mua hosting hoặc xây dựng server riêng tùy thuộc vào quy mô hoạt động hoặc mức độ tài chính của bạn. Khi lựa chọn hosting cần chú ý đến các yếu tố như: 

  • Tốc độ của hosting phải ổn định
  • Giá cả, chi phí hợp lý
  • Có thể chỉnh sửa được giao diện theo ý muốn
  • Trình quản lý nội dung nên ưu tiên sử dụng mã nguồn WordPress.

Chọn theme và setup website

Một trong những điều nên tránh khi xây dựng hệ thống PBN chính là việc sử dụng theme mặc định. Thay vào đó, bạn hãy tự thiết kế theme cho chính website của mình. Đồng thời, các website trong cùng 1 hệ thống cũng không nên “sao chép” lẫn nhau. 

Triển khai kế hoạch content cho PBN

Sau khi đã hoàn thành những công việc trên, bạn có thể triển khai kế hoạch content cho các PBN. Cần phải xây dựng kế hoạch nội dung cụ thể cho từng website. Dù đó chỉ được coi là những website vệ tinh, nhưng nội dung của chúng cũng cần có chất lượng và hấp dẫn. Biết đâu, bạn có thể biến những PBN đó trở thành moneysite. Việc xây dựng nội dung cần chú ý đến các vấn đề như:

  • Định hướng nội dung rõ ràng. 
  • Sử dụng Ahrefs để phân tích từ khóa của đối thủ. 
  • Trong mỗi bài viết, cần chia bố cục rõ ràng.
  • Cần phải tối ưu bài viết sao cho: độ dài bài viết khoảng từ 800 – 1000 từ, có lượt view và tương tác thường xuyên. 

Xây dựng liên kết website

Sau khi đã có nội dung ở mức độ ổn định, bạn có thể xây dựng liên kết cho website vệ tinh. Có thể sử dụng backlink từ diễn đàn, forum, Link full URL…

Khi đã  hoàn thành đầy đủ các yếu tố  trên, bạn có thể để tầm 2 tháng trở lên để trỏ link về web mà bạn muốn SEO. Mỗi bài viết sử dụng 2 backlink tiêu đề hoặc full URL, dạng Anchor text dài. Đối với mỗi trang vệ tinh không trỏ về quá 8 trang chính

Lưu ý khi chọn tên miền hết hạn làm PBN

Sử dụng tên miền hết hạn để làm PBN là một trong những cách tái sử dụng đồng thời tận dụng nguồn tên miền cũ tốt hơn. Thế nhưng, trong quá trình sử dụng tên miền đã  hết hạn cần chú ý đến những vấn đề sau. 

Khi chọn tên miền hết hạn làm PBN cần lưu ý
Khi chọn tên miền hết hạn làm PBN cần lưu ý

Các chỉ số quan trọng khi lựa chọn domain.

Các chỉ số quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ khi lựa chọn domain cho PBN là gì? Đó là…

– Trust Flow: luôn luôn phải >9.

– Trust Flow/ Citation Flow: 

Citation Flow không thể lớn gấp 2 lần Trust Flow. Bởi: 

  • TF là chất lượng trung bình của một đường link dẫn tới website. 
  • CF là số lượng tổng thể các đường link dẫn tới website.

Đương nhiên chất lượng là yếu tố quan trọng, nếu như TF thấp còn CF cao thì điều đó đồng nghĩa với phần lớn link dẫn tới là link spam.

– DR/DA và UR/PA:

UR (Ahrefs) tương tự PA (Moz) còn DA (Moz) tương tự DR (Ahrefs). Tuy nhiên, từ cuối năm 2015, Moz không còn cải tiến và cập nhật công cụ nhanh giống như Ahrefs. Vậy nên, chỉ số DA và PA không còn đo đạc được chính xác như xưa.

Kiểm tra các phiên bản của domain

Bên cạnh việc nắm vững hệ thống PBN hay SEO PBN là gì, thì khi thực hiện triển khai làm PBN, bạn cần phải kiểm tra kỹ các phiên bản của domain. Hãy sử dụng các công cụ để check các phiên bản www, không www và cả https://

Kiểm tra tuổi đời domain (Way Back Machine)

Có thể kiểm tra tất cả các hoạt động của domain mà bạn mua lại. Công việc bạn cần làm đó là kiểm tra website/nội dung có những thay đổi gì qua các năm.

Cần phải kiểm tra backlink và Anchor Text của domain tới từ đâu, sử dụng như thế nào.?

Với những thông tin mà Navee Academy chia sẻ bên trên, bạn có thể hiểu một phần nào đó về PBN là gì, cũng như các bước thực hiện việc xây dựng hệ thống PBN như thế nào và những lưu ý trong quá trình này. Làm PBN sẽ có những khó khăn nhất định, điều quan trọng chính là việc nắm rõ kiến thức về nó và thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch, chiến lược rõ ràng. 

Image


    close-link