Chi tiết cách xây dựng cấu trúc website mạnh mẽ làm nền tảng vững chắc cho chiến lược SEO hiệu quả và đạt top Google
Để đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng và Google dễ dàng hiểu về trang web của bạn thì cần phải có cấu trúc website rõ ràng, mạch lạc. Việc xây dựng cấu trúc giống như việc thiết kế một căn nhà, nếu website nhỏ thì đơn giản nhưng website càng lớn thì càng cần bộ khung và sự liên kết chắc chắn.
Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn những thông tin liên quan đến website để có định hướng xây dựng rõ ràng và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cấu trúc website hay còn được gọi là layout của web, là cách sắp xếp của các trang nhỏ lẻ để tạo nên một website tổng thể và có tính thống nhất. Giữa các trang có sự liên kết rõ ràng và chặt chẽ để khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin và điều chỉnh hành vi sử dụng trên website.
Tuy nhiên, để website của bạn được hiển thị lên những trang đầu tìm kiếm thì cần phải tối ưu SEO. Cấu trúc website chuẩn SEO là kết quả của các trang liên kết thông minh, chặt chẽ, cung cấp đầy đủ những thông tin ,đưa ra cả những gợi ý mà người dùng cần tìm kiếm.
Việc cạnh tranh top Google luôn là điều mà những người làm SEO, doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu lên hàng đầu nhằm tiếp cận với lượng khách hàng lớn hơn và mang lại doanh thu vượt trội. Và cấu trúc website chuẩn là một trong những tiêu chí đánh giá của Google ảnh hưởng đến thứ hạng của từ khóa mà doanh nghiệp đang SEO.
Quá trình Crawl của Google bot có mục đích lập chỉ mục nội dung của các bài viết trên website của bạn từ đó hiển trị trên kết quả tìm kiếm của Google. Nếu như cấu trúc tốt, con bọ của Google (Google Spider Bot) sẽ thực hiện nhanh chóng việc truy cập và thu thập thông tin từ website của bạn sau đó thực hiện truy xuất kết quả mỗi khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan.
Mỗi trang web cần có sitemap để search engine dễ dàng thu thập thông tin hơn. Trong trường hợp không có sitemap, những website được cấu trúc mạnh mẽ và hợp lý sẽ hỗ trợ con bọ thu thập nội dung hơn.
Xây dựng được các liên kết chất lượng là một lợi thế lớn đối với việc làm SEO. Bởi nó giúp điều hướng của người dùng, dẫn dắt khách hàng đến các trang bán hàng hay duy trì thời gian trên trang lâu hơn.
Đó là khoảng thời gian mà người dùng tìm kiếm được những thông tin liên quan nhất, phù hợp nhất, nhờ đó mà uy tín, lòng tin của thương hiệu cũng được cải thiện với người dùng. Đồng thời, website của bạn cũng chiếm ưu thế trong SERPs, tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Một cấu trúc website thông minh và hợp lý sẽ làm tăng trải nghiệm của người dùng và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin tốt hơn, giảm tỷ lệ thoát và tăng time on site. Khi trải nghiệm người dùng được tối ưu, đồng nghĩa với việc trang web tăng khả năng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Vậy làm như thế nào để cấu trúc website chuẩn SEO và đạt được kết quả tốt hơn? Hãy cùng theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết.
Trong thực tế nếu không có một cấu trúc trang web tốt sẽ khó đạt được kết quả SEO như ý muốn. Cấu trúc website tốt sẽ cung cấp cho một nền tảng SEO khó mà phá vỡ cũng như đem đến cho bạn một lượng lớn truy cập tự nhiên.
Cấu trúc SILO là cấu trúc website đem lại hiệu quả cao được rất nhiều SEOer triển khai cho trang web của mình. Cấu trúc này giúp phân tầng các danh mục nội dung, từ đó tạo sự liên kết bền chặt và thống nhất. Sau đó, những nhóm trong cấu trúc này tiếp tục được phân chia thứ bậc dựa trên chủ đề chính và những chủ đề có liên quan. Theo đó, nội dung càng sát với nhau thì sẽ được xếp chung trong cùng 1 nhóm.
Trang web được Google đánh giá càng cao khi một silo chứa nhiều nội dung liên quan nhau và được liên kết với nhau nhờ các liên kết nội bộ (Internal Link). Khi đó, trang của bạn chứa tất cả những nội dung mà người dùng tìm kiếm về một chủ đề nào đó thì thực sự quá tốt rồi.
Click depth được hiểu là số lần mà người dùng phải click để đến được nội dung mà họ cần tìm. Click depth càng sâu thì URL cũng càng yếu. Click depth càng thấp thì càng dễ dàng tìm kiếm và “gần gũi” hơn với người dùng và Google bot.
Trong rất nhiều trường hợp, khi phân tầng nội dung và danh mục, doanh nghiệp phân chia các danh mục quá nhỏ, dẫn đến click depth trên 3 khiến trải nghiệm người dùng giảm, Google khó crawl website từ đó ảnh hưởng đến thứ hạng Ranking. Hãy cố gắng tập trung giữ tất cả trang chủ chốt càng gần với các trang có thẩm quyền cao nhất.
Xây dựng cấu trúc website không thể bỏ qua việc xây dựng các trang chuyên mục. Mỗi website sẽ có nhiều trang chuyên mục khác nhau, là nơi tập hợp các bài viết có nội dung tương tự nhau vào cùng một nhóm. Mỗi trang chuyên mục nên tập chung vào một đề tài nhưng vẫn phải hướng tới nội dung chính của website. Đương nhiên, giữa các trang cũng cần có sự liên kết nhất định chứ không thể tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ.
Một yếu tố nữa liên quan đến xây dựng website chuẩn SEO chính là việc tối ưu URL, tức URL cần phải có một cấu trúc hợp lý. Nếu đã tạo ra cấu trúc phân cấp của trang web thích hợp thì việc tạo ra cấu trúc URL tốt cũng không gặp quá nhiều khó khăn.
Liên kết nội bộ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng website chuẩn SEO. Liên kết nội bộ được ví như bộ khung của website sử dụng để trình bày nội dung trên đó nhằm tạo nên một website hoàn chỉnh nhất có thể.
Xây dựng cấu trúc website thông minh và hợp lý không chỉ tối ưu trải nghiệm người dùng mà còn tạo nên nền tảng vững chắc cho việc SEO. Hy vọng bài viết trên của Navee Academy cung cấp những thông tin tốt nhất giúp bạn tạo ra một cấu trúc trang mạnh mẽ.
Nghề nghiệp *CEOGiám đốc Kinh doanhGiám đốc MarketingTrưởng phòng Kinh doanhTrưởng phòng MarketingNhân viên Kinh doanhNhân viên MarketingSinh viên
Khóa học Facebook Marketing