Thuật ngữ Content Marketing không thể bỏ qua nếu muốn trở thành Content Marketer chuyên nghiệp

Tìm hiểu top các thuật ngữ Content Marketing phổ biến mà một Content Marketer chuyên nghiệp không thể bỏ qua

21 thuật ngữ content marketing phổ biến
21 thuật ngữ content marketing phổ biến

Marketing là một lĩnh vực du nhập vào Việt Nam ở những năm 60 và bắt đầu được trực tiếp giảng dạy tại các trường Đại học những năm 80 của thế kỷ trước.

Với hơn 40 năm tuổi đời, tiếng Việt vẫn chưa có từ chính xác nào để mô tả ngành “Marketing”. Vài người cho rằng “Marketing” đồng nghĩa với “tiếp thị”, tuy nhiên, cách gọi này vẫn chưa hoàn toàn mô tả được lĩnh vực “Marketing”. 

Tương tự như trên, có những thuật ngữ trong ngành Marketing, đặc biệt là lĩnh vực Content Marketing, mà phải hiểu tường tận định nghĩa mới biết được vai trò của chúng là gì. 

Sau đây, Navee Academy mời bạn xem qua một số thuật ngữ Content Marketing sau để giúp bạn tiến gần hơn tới con đường content marketer chuyên nghiệp.

1. Content Marketing

Content Marketing có lẽ là thuật ngữ cơ bản nhất bạn cần nắm rõ trước hết thảy. Content Marketing được định nghĩa là một loại chiến thuật Marketing tập trung vào việc triển khai nội dung, truyền tải thông điệp tới các đối tượng khán giả.

“Nội dung” không chỉ đơn giản là văn bản, mà còn bao hàm hình ảnh, âm thanh, đồ họa – bất cứ phương tiện gì mà bạn sử dụng để truyền tải thông điệp đến với khán giả. 

Đối với các thương hiệu lớn, họ thường kết hợp 2-3 phương tiện cùng lúc để tạo ra nội dung sinh động, dễ nhớ cho người xem.

Chiến dịch content marketing của BAEMIN
Chiến dịch content marketing của BAEMIN
Chiến dịch content marketing của Vinamilk
Chiến dịch content marketing của Vinamilk

Grab, Vinamilk, hay BAEMIN đều là những ví dụ tiêu biểu cho các chiến dịch Content Marketing thành công, hiệu quả. Hãy nhìn qua những bài viết trong ví dụ trên để hiểu thêm về chiến dịch content marketing của các thương hiệu lớn.

2. Content strategy

Content Strategythuật ngữ content marketing nhằm ám chỉ chiến lược triển khai nội dung (bao gồm xác định đối tượng khán giả, thông điệp muốn truyền tải, lên kế hoạch triển khai cụ thể).

Thông thường, mỗi content strategy sẽ gắn liền với một mục tiêu khác nhau. Nếu như mục tiêu của doanh nghiệp nhằm mục đích tăng độ nhận diện thương hiệu (brand awareness), thì chiến lược được triển khai phải khác với nội dung nhằm mục đích tăng tỷ lệ mua sản phẩm.

Đây là ví dụ cho một bài viết nghiêng về mục đích tăng độ nhận diện thương hiệu

Vinamilk chúc mừng đội tuyển Việt Nam
Vinamilk chúc mừng đội tuyển Việt Nam

Và đây là một nội dung khuyến khích người xem mua sản phẩm

Vinamilk giới thiệu sản phẩm nước dừa tươi
Vinamilk giới thiệu sản phẩm nước dừa tươi

Hãy luôn xác định rõ mục tiêu của bạn là gì trước khi đề ra chiến lược để không bị chệch hướng khỏi mục đích ban đầu nhé. 

3. Content Curation

Sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa “sao chép” nội dung với “sắp xếp, chỉnh sửa” nội dung có sẵn. Thuật ngữ Content Curation được định nghĩa là quy trình khám phá, góp nhặt những nội dung liên quan về một chủ đề cụ thể từ các nguồn khác nhau, từ đó biên tập, sắp xếp, và phân phối chúng theo nhu cầu của đối tượng khán giả. 

Sự khác biệt cơ bản giữa Content Curation và Content Duplicate là:

Curated Content

Liên kết đến nguồn trích dẫn

Chia sẻ truy cập tới nguồn nội dung gốc

Chia sẻ quyền lợi với người tạo nội dung gốc

Tạo ra thêm giá trị cho người đọc

Google đánh giá nội dung có giá trị

Duplicate Content

Chỉ sao chép mà không trích dẫn

Chiếm truy cập của nội dung gốc

Không đem lại quyền lợi cho người tạo nội dung gốc

Không tạo ra giá trị cho người đọc

Google đánh giá thấp nội dung

4. B2B (Business to Business)

B2B là một thuật ngữ ám chỉ đối tượng khách hàng trong quá trình triển khai chiến dịch content marketing. Trong mô hình B2B, các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu được làm ra để hướng tới người mua là những doanh nghiệp khác.

Mô hình B2B được thể hiện qua một số hình thức, lĩnh vực sạu:

  • Nhà sản xuất kêu gọi đối tác, nhà phân phối sản phẩm
  • Các dịch vụ tăng tương tác, kiếm khách hàng tiềm năng
  • Các dịch vụ cho thuê kho bãi

Phân biệt rõ bạn đang muốn hướng tới đối tượng khách hàng nào sẽ giúp bạn triển khai được một chiến dịch content marketing hiệu quả và thành công.

5.B2C (Business to Customer)

Tương tự như trên, B2C ám chỉ mô hình kinh doanh mà các sản phẩm, dịch vụ được bán ra nhắm tới người mua cuối cùng.

B2C có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu. Website hay mạng xã hội đều chứa quảng cáo B2C. Phổ biến nhất có lẽ là các lĩnh vực ẩm thực, thời trang.

Quảng cáo B2C điển hình
Quảng cáo B2C điển hình

6. Digital Commerce

Digital Commerce (hay còn được gọi là E-Commerce) được hiểu là điện tử hóa thương mại. Đây là một thuật ngữ Content Marketing cần nắm để hiểu được nơi sản phẩm, dịch vụ được quảng bá; nơi thông điệp được truyền tải. 

Digital Commerce mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tối ưu chi phí sản xuất
  • Tối ưu chi phí quảng cáo
  • Tối ưu phương pháp và thời gian giao dịch
  • Giúp doanh nghiệp hiểu được sâu hơn về khách hàng

7. Cornerstone content

Cornerstone content là một thuật ngữ Content Marketing nhằm ám chỉ nội dung nền tảng của một website hoặc một blog. Thông thường, đây là những nội dung được đầu tư kỹ lưỡng, thể hiện thông điệp, cá tính chính của doanh nghiệp, của website.

Trong tất cả bài viết cùng chủ đề, cornerstone content phải là nội dung nổi bật nhất, điều này sẽ góp phần làm tăng thứ hạng của website trên thanh tìm kiếm.

8. Landing Page (Trang đích)

Landing Page – hay còn gọi là trang đích – là một công cụ quan trọng trong chiến dịch Content Marketing có thể giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

Landing page có tác dụng giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp một cách trực quan, sinh động; đồng thời kết hợp với các nút call-to-action hiệu quả, là một công cụ hữu dụng bạn không thể bỏ qua. 

Xem ngay: Cách Viết Landing Page Hiệu Quả Giúp Gia Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi

Một trang landing page điển hình
Một trang landing page điển hình

9. Infographic

Infographic – với tên gọi đầy đủ là Information Graphic – là sự kết hợp giữa hình ảnh, màu sắc với văn bản ngắn gọn nhằm truyền tải thông tin nhanh và dễ dàng.

Biết cách áp dụng Infographic một cách đúng đắn có thể làm bài viết của bạn nổi bật hơn hẳn những bài viết thông thường khác.

10. Buyer Journey

Buyer Journey – hay còn gọi là hành trình người mua hàng – là một thuật ngữ mà bất cứ ai làm trong lĩnh vực marketing đều nên nắm rõ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Có ba giai đoạn chính trong hành trình trên:

  • Giai đoạn nhận thức (Awareness): Khách hàng nhận ra vấn đề của bản thân
  • Giai đoạn cân nhắc (Consideration): Khách hàng xác định nhu cầu của mình và thu thập thông tin, chọn lựa giải pháp
  • Giai đoạn quyết định (Decision): Khách hàng chọn ra giải pháp phù hợp nhất 

11. Buyer Persona

Buyer Persona, hay còn được gọi là chân dung khách hàng – là một hình mẫu tượng trưng cho các đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. 

Nắm bắt đúng chân dung khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các chiến dịch, dịch vụ phù hợp cũng như phát triển những sản phẩm mới nhắm tới đúng đối tượng khách hàng của mình. 

Để đạt được mục đích trên, các marketer cần phải nắm bắt hành vi, sở thích, thói quen tiêu dùng của khách hàng.

12. SEO

SEO, với tên đầy đủ là Search Engine Optimization, là một phương pháp marketing online lấy content làm gốc được ưa chuộng trên toàn thế giới. 

SEO được hiểu nôm na là quy trình tối ưu bảng xếp hạng của website trên thanh tìm kiếm Google.  Các website trên thanh tìm kiếm được xếp hạng từ top 1 tới top 10 được đánh giá là những website làm SEO tốt – những content cung cấp thông tin giá trị cho người đọc theo tiêu chuẩn Google.

13. USP

USP là viết tắt của 3 từ: Unique Selling Point, có nghĩa là lợi điểm bán hàng độc nhất. Đây là một thuật ngữ Content Marketing quan trọng mà bất cứ content marketer nào cũng cần nắm rõ về sản phẩm, dịch vụ mà mình đang quảng cáo.

USP chính là yếu tố giúp phân biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của bạn đối với các dịch vụ, sản phẩm tương đồng khác trên thị trường. USP của một sản phẩm có thể bao gồm sự khác biệt về chi phí, chất lượng, hoặc chức năng độc đáo của dịch vụ, sản phẩm đó.

14. Blogging

Blogging được hiểu đơn giản là viết blog. Blogging bao gồm các công việc liên quan tới sản xuất nội dung cho blog của cá nhân, doanh nghiệp hoặc thương hiệu nào đó.

Ngoài ra, blogging còn được hiểu rộng hơn là tổng hợp tất cả các kỹ năng mà một người cần có để chạy và kiểm soát một blog, ví dụ như khả năng chèn các phím tắt và các công cụ chia sẻ giúp việc chia sẻ nội dung trên mạng xã hội dễ dàng hơn.

15. Keyword

Keyword được hiểu là từ khóa – là những gì mà người dùng tìm kiếm khi nhập vào thanh tìm kiếm trên Google. Từ khóa là một trong những khái niệm phổ biến nhất trong content marketing.

Các chuyên gia SEO luôn tìm cách để tối ưu từ khóa cho website để tăng thứ hạng trên thanh tìm kiếm Google. Một số công cụ tốt có thể sử dụng để nghiên cứu từ khóa bao gồm: Keyword Planner, SEMrush, Google KeywordPlanner. 

16. Link Building

Link Building được hiểu là xây dựng các siêu liên kết – hay backlink về website chính để tăng thứ hạng cũng như khả năng hiển thị của website đó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được rằng số lượng backlink cao có thể cải thiện tốt thứ hạng trên Google.

Mời bạn xem qua nghiên cứu sau của Ahrefs trên 2 triệu từ khóa so sánh hai yếu tố backlink và on-page:

Nghiên cứu của Ahrefs về các yếu tố Backlink và On-page
Nghiên cứu của Ahrefs về các yếu tố Backlink và On-page

17. Copywriting

Copywriting là thuật ngữ nói về một lĩnh vực nhỏ hơn của content marketing, và thường bị nhầm với content marketing nói chung. Copywriting là hoạt động sản xuất nội dung quảng cáo, trong đó thường là các lập luận, thông tin thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. 

Người làm nghề copywriting được gọi là copywriter. Các sản phẩm copywriting rất đa dạng từ tạp chí, tờ rơi, mẫu quảng cáo video, tới website và các bài đăng trên mạng xã hội.

18. Response Manager

Response Manager hiểu đơn giản là người quản lý, túc trực các kênh của doanh nghiệp để đưa ra hướng dẫn cũng như giải đáp thắc mắc kịp thời cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu.

Bố trí một response manager phù hợp có thể giúp khách hàng có ấn tượng tốt với thương hiệu của bạn, đồng thời duy trì sự tương tác của khách hàng. Người làm Response Manager cần có thái độ kiên trì, nhẫn nhịn và khả năng dẫn dắt, nói chuyện khéo léo để xử lý những tình huống phát sinh bất ngờ. 

19. Channel Manager

Tương tự như Response Manager, Channel Manager là người quản lý các kênh của doanh nghiệp, đôi khi một Channel Manager cũng có thể kiêm luôn công việc của Response Manager. 

Channel Manager đòi hỏi sự hiểu biết tốt về kiến thức Marketing nói chung và Content Marketing nói riêng. Một Channel Manager tốt có thể lên kế hoạch content marketing ở các kênh khác nhau, đồng thời quan sát, đánh giá thái độ của người xem đối với các nội dung ấy mà đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.

20. Lead

thuật ngữ Content Marketing quan trọng nhất nhì mà bạn phải nắm vững chính là Lead – hay còn gọi là “khách hàng tiềm năng”. Lead là những người quan tâm tới dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, thông thường thì họ sẽ để lại thông tin cho doanh nghiệp một cách tự nguyện.

Xác định khách hàng tiềm năng đang ở giai đoạn mua hàng nào sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng cách nhằm đẩy nhanh tiến trình mua hàng của khách hàng.

21. Email marketing

Email Marketing là một lĩnh vực đang bị đánh giá thấp so với tiềm năng mà nó có thể mang lại, và bị xem là lạc hậu giữa những công cụ số hiện đại ngày nay.

Điều này xảy ra bởi vì có rất ít khách hàng thực sự xem tất cả những email được gửi tới hộp thư của mình, dẫn tới việc tỉ lệ tiếp cận khách hàng rất thấp và dường như bất khả thi. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp biết cách sử dụng Email marketing hiệu quả, họ xem email như là một công cụ kết nối với khách hàng tiềm năng và liên tục cho ra những thông tin thú vị, cập nhật kiến thức mới cho khách hàng của mình. 

Một công cụ có hiệu quả hay không thì còn tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp cũng như phương pháp triển khai có phù hợp hay không. 

Qua bài viết trên, Navee Academy hi vọng rằng bạn đã trang bị được cho bản thân những bài học bổ ích để hiểu thêm về các thuật ngữ Content Marketing chuyên dụng để giúp ích cho con đường marketing tương lai của mình.

Image


    close-link