Marketplace là gì? Mô hình kinh doanh Online hiệu quả trong năm 2022

Marketplace là gì? Ưu và nhược điểm của Market Place và phân loại các mô hình Market tại Việt Nam ra sao? Cùng Navee Academy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Marketplace là hình thức kinh doanh phổ biến trong thời đại số.
Marketplace là hình thức kinh doanh phổ biến trong thời đại số. 

Marketplace là gì?

Marketplace là nơi diễn ra hoạt động mua bán giữa người bán và người mua trên một nền tảng điện tử. Khi đó, các sàn thương mại điện tử là trung gian kết nối nhà cung cấp và người tiêu dùng. 

Thực chất, mô hình này hoạt động giống như chợ truyền thống có điều các hoạt động mua bán được thực hiện trực tuyến thay vì phải đến tận nơi. Người mua hàng chỉ cần thực hiện các thao tác trên thiết bị di động là đã có thể hoàn tất quá trình mua bán hàng hóa. 

Sự tiện lợi đã khiến cho mô hình kinh doanh này nở rộ trong nhiều năm trở lại đây. Hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn bán hàng trên các sản thương mại điện tử nhằm tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng hơn.

Một số sàn thương mại điện tử đại diện cho mô hình Marketplace phổ biến hiện nay là: Tiki, Lazada, Shopee,… Ngoài ra, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo cũng đã cho ra mắt các sàn thương mại của riêng mình. Vì thế người tiêu dùng càng có nhiều lựa chọn khi mua sắm trực tuyến. 

Hướng dẫn bạn tạo cửa hàng trên Facebook để kinh doanh trong năm 2022

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng việc mua sắm Online thông qua "chợ trực tuyến".
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng việc mua sắm Online thông qua “chợ trực tuyến”.

Phân loại các Marketplace tại Việt Nam

Có thể phân loại các sàn kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam thành ba nhóm:

  • Marketplace theo chiều dọc: Đây là kiểu mô hình mà tất cả các nhà cung cấp đều bán một loại sản phẩm, dịch vụ duy nhất.
  • Marketplace theo chiều ngang: Đây là mô hình kinh doanh cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ cùng thuộc một ngành hàng, lĩnh vực cụ thể. 
  • Marketplace hỗn hợp: Đây là kiểu mô hình với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. 

Mỗi mô hình sẽ được tối ưu cho từng nhóm hàng hóa khác nhau. Doanh nghiệp nên dựa trên sản phẩm, dịch vụ kinh doanh cụ thể để lựa chọn loại hình phù hợp. 

Thị trường Marketplace vô cùng đa dạng, phong phú.
Thị trường Marketplace vô cùng đa dạng, phong phú.

Ưu điểm, nhược điểm khi kinh doanh trên Marketplace

Nếu bạn là người kinh doanh online muốn mở rộng quy mô cũng như gia tăng cơ hội tìm kiếm những khách hàng mới và đang quan tâm đến Marketplace. Đừng bỏ qua những ưu, nhược điểm mà Navee đề cập dưới đây nhé.

Ưu điểm

Khi bán hàng trên Marketplace doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Không chỉ dừng lại ở địa phương nơi đặt cửa hàng truyền thống mà mô hình này còn cho phép bạn có được khách hàng từ mọi nơi trên thế giới. Trong thời đại mà tất cả mọi người đều sử dụng điện thoại thông minh, việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. 

Việc mở rộng quy mô mang lại cho doanh nghiệp một khoản doanh thu lớn. Nhờ vào thuật toán của các sàn thương mại điện tử nên người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, mua sắm các sản phẩm theo nhu cầu. 

Marketplace giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí quản lý kinh doanh. Khi trở thành thành viên của các sàn thương mại điện tử, người bán sẽ không phải chi nhiều cho hoạt động Marketing, nhân sự, kho hàng,… Bởi vì, các sàn đã có chính sách hỗ trợ hầu hết các bước trong chu trình bán hàng cho người bán.

Việc xuất hiện trên các Marketplace lớn trên thị trường giúp khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn về sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới, họ rất cần sự đảm bảo của các sàn thương mại điện tử uy tín để khách hàng ra quyết định mua hàng.  

Có thể bạn quan tâm: Top 3 Kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook đem lại hiệu quả cao nhất

Marketplace mang lại nhiều lợi ích cho nhà bán hàng.
Marketplace mang lại nhiều lợi ích cho nhà bán hàng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì kênh bán hàng này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.

Doanh nghiệp sẽ phải chia một khoản tiền hoa hồng cho Marketplace khi sản phẩm được bán ra. Khoản phí này thường không quá lớn nhưng vẫn ảnh hưởng đến doanh thu. Vì thế bạn nên cân nhắc để chọn sàn thương mại điện tử có mức phí phù hợp với doanh thu dự kiến thu được trước khi hợp tác. 

Người bán phải chịu sức cạnh tranh cao khi bán hàng trên các trang trực tuyến. Tại đó, nhiều doanh nghiệp cùng bán một loại sản phẩm và người tiêu dùng sẽ dựa vào giá cả, chất lượng, uy tín để đánh giá. Do đó, bạn nên lựa chọn đúng chiến lược Marketing là tập trung vào giá hay sản phẩm để thu hút được khách hàng mục tiêu.

Khó khăn trong công tác kiểm soát dữ liệu cũng là một điều khiến nhà bán hàng đắn đo khi kinh doanh trên kênh này. Trong trường hợp, bạn muốn sử dụng các dữ liệu trên sàn thương mại điện tử để thực hiện các chiến dịch truyền thông là điều không dễ dàng gì. Nếu như không sử dụng các công cụ hỗ trợ khác thì bạn khó có thể lấy được các thông tin về khách hàng được lưu trữ trên đó. 

Như vậy, Marketplace là một nền tảng kinh doanh mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Bạn nên đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và khả năng của doanh để lựa chọn sàn thương mại điện tử thích hợp.

Image


    close-link